✴️ Viêm phế quản mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng

Nội dung

Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng khi thay đổi thời tiết bệnh dễ xuất hiện hoặc tái phát, có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời có thể chữa khỏi bệnh.

 

1. Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường. Giai đoạn đầu của bệnh là suy yếu lớp nhầy bảo vệ phế quản (lớp nhầy lông) từ đó dẫn đến nhiễm trùng, xuất tiết nhiều, gây tắc nghẽn.

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường.

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường

 

Trong các nguyên nhân làm suy yếu lớp nhầy lông bảo vệ phế quản là những chất độc hại có trong môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: hút thuốc lá, thuốc lào hay nhiễm trùng đường hô hấp do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, virus) rất dễ gây viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp do nhiễm trùng, nếu không được điều trị dứt điểm rất có thể trở thành viêm phế quản mạn tính.

Ngoài ra, một số yếu tố như: di truyền, tuổi tác cao, sức đề kháng kém hoặc thời tiết lạnh (mùa đông, đầu xuân…), yếu tố cơ địa (cơ địa dị ứng) hoặc môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt… có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản mạn tính.

 

2. Viêm phế quản mạn tính thường có triệu chứng

Tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Giai đoạn đầu, người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể.

Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính thường là ho, khó thở, đau tức ngực

Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính thường là ho, khó thở, đau tức ngực

 

Ở giai đoạn muộn hơn có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự làm cho người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn.

Biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính là bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp-xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, khí phế thũng gây suy hô hấp cấp, suy tim.

 

3. Nguyên tắc điều trị

Khi nghi bị viêm phế quản cấp cần được điều trị dứt điểm để tránh bệnh tiến triển thành mạn tính. Trong điều trị, tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm (acetylcystein, bromhexi…), thuốc điều trị giãn phế quản, đồng thời chống viêm xuất tiết, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh…

Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu viêm phế quản. Điều trị sớm ở giai đoạn cấp tính sẽ ngăn bệnh trở thành mạn tính.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị cần tránh các yếu tố khiến bệnh nặng hơn như khói thuốc lá, lông vật nuôi, hóa chất…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top