✴️ Yếu tố gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1. Yếu tố gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.1. Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo thống kê, bệnh xảy ra ở khoảng 15% người nghiện thuốc và việc sử dụng thuốc lá chiếm 90% nguy cơ mắc bệnh này. Hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi.

Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thông thường, các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ xuất hiện khoảng 10 năm sau khi bắt đầu hút thuốc.

 

1.2. Nghề nghiệp tiếp xúc với bụi và hóa chất

Những người tiếp xúc lâu dài với khói hoá chất, khói và bụi có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

1.3. Trào ngược dạ dày thực quản:

Tình trạng này là dạng nghiêm trọng của trào ngược acid. Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng hơn và hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở một số người.

 

1.4. Tuổi tác

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường phát triển chậm hơn, do đó hầu hết mọi người từ 40 tuổi trở lên sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi

 

1.4. Tăng nhạy cảm đường hô hấp

Một số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị tăng nhạy cảm đường hô hấp. Đây là tình trạng đường hô hấp phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá và chất ô nhiễm.
Theo một giả thiết, bệnh nhân tăng nhạy cảm đường hô hấp và có hút thuốc sẽ tăng nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tăng tỷ lệ suy giảm chức năng phổi.
Những ai đang có yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hết sức lưu ý tới sức khỏe của mình. Tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh (nếu có). Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Chính vì thế, người bệnh cần:
– Tới gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng như ho, khạc đờm và khó thở.

– Tuyệt đối tránh xa thói quen hút thuốc lá, thuốc lào.
– Hạn chế tới những nơi nhiều khói bụi. Nếu phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm do tính chất công việc nên mang khẩu trang, đồ bảo hộ tốt nhất nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.
– Cần giữ không khí, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
– Tích cực tập thể dục và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin A, C, D, khoáng chất, chất xơ đầy đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top