Stress có thể gây ra những ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn.
Khi trải qua tình trạng căng thẳng, đôi khi bạn có thể kể những câu chuyện, những lời nói đùa về những điều xúi quẩy như bệnh tật hoặc những điều đe dọa tới tính mạng khác.
Đây có thể không phải một điều xấu vì những lời nói đùa vô hại nếu làm bạn thấy vui hơn, cười nhiều hơn có thể là liều thuốc tốt cho tình trạng căng thẳng. Cười nhiều hơn khi gặp căng thẳng có thể làm giảm các cảm xúc tiêu cực tới các sự kiện xung quanh.
Sử dụng sự hài hước có thể làm thay đổi góc nhìn các sự vật, tình huống, khiến chúng trở nên ít “đe dọa” hơn, làm giảm sự căng thẳng bạn đang phải trải qua.
Trên thực tế, stress có thể gây rụng tóc vì 3 nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể khiến các nang tóc rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, khiến cho tóc dễ bị rụng ra khi bạn chải tóc hay gội đầu.
Một nguyên nhân nữa gây rụng tóc do căng thẳng khi hệ thống miễn dịch chuyến sang tấn công các nang tóc, khiến chúng trở nên suy yếu, rụng đi.
Lý do thứ 3 là những người đang trong tình trạng căng thẳng thường có xu hướng muốn kéo, giật tóc ra khỏi đầu nên gây ra tình trạng rụng tóc.
Stress thường ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Những giấc mơ thường gặp nhất do sự căng thẳng gây ra có thể là bị lỡ xe buýt, bị mất cắp, bị sóng thủy triều đánh ngã, bị lạc hay bạn phải trải qua một vụ cháy nhà.
Ngoài ra, những người đang trải qua tình trạng căng thẳng có thể phải trải qua các ảo giácliên quan tới giấc ngủ, thường xảy ra giữa lúc chập chờn giữa thức và ngủ. Trong khi trải qua tình trạng ảo giác, một người có thể hoàn toàn tỉnh táo nhưng lại không thể cử động do bị "bóng đè".
Nếu tình trạng ảo giác xảy ra khi bạn đang trong quá trình thức dậy, bạn sẽ có cảm giác mình bị rơi xuống hay cảm giác có sự hiện diện của một ai đó trong phòng.
Cảm giác bồn chồn, khó chịu ở bụng thường xảy ra với những người đang trải qua thời gian căng thẳng. Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng) có ảnh hưởng khác nhau tới não khi bạn đang trải qua tình trạng căng thẳng. Serotonin cũng tương tác với dạ dày và ruột, có thể gây ra tình trạng hội chứng ruột kích thích, từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy.
Stress có thể gây phát ban, nổi mụn,… đôi khi đi kèm với cảm giác ngứa, đau nhói trên da. Stress cũng gây sưng tấy ở nhiều nơi trên cơ thể, gây khó chịu mỗi khi bạn chạm phải những vùng bị sưng.
Tình trạng kích ứng da có thể trở nên nguy hiểm khi sự sưng tấy xảy ra ở lưỡi hay họng có thể ngăn chặn đường thở.
Nghe không rõ và tầm nhìn bị hạn chế cũng là những phản ứng thông thường khi bị stress. Trên thực tế, stress gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó có cả việc tăng sự nhạy cảm với ánh sáng hay tình trạng mất phương hướng,...
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh