1. Bệnh đau đầu rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là cơ quan có chức năng duy trì tính cân bằng của cơ thể. Hệ thống tiền đình gồm có một cơ quan cảm nhận là ống bán khuyên nằm trong ốc tai. Bên cạnh đó là dây thần kinh dẫn truyền và nhân thần kinh phân tích tín hiệu trong não. Vì vậy, hệ thống tiền đình quyết định sự phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Bệnh rối loạn tiền đình xảy ra khi một hoặc nhiều cơ quan thuộc hệ thống tiền đình bị tổn thương. Khi đó, dấu hiệu đặc trưng là cơ thể mất khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển, thay đổi tư thế, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn và đau đầu. Tuổi khởi phát bệnh thường từ 60 tuổi trở lên.
Bệnh rối loạn tiền đình được phân thành 2 loại:
Rối loạn tiền đình nguồn gốc ngoại biên: Do tổn thương hệ tiền đình tại vùng tai trong với đa số các trường hợp bị tiền đình thường mắc loại bệnh này. Triệu chứng thường biểu hiện nhiều và rõ với tình trạng chóng mặt và mất thăng bằng nhiều.
Rối loạn tiền đình nguồn gốc trung ương: Bệnh xảy ra do các tổn thương nhân tiền đình ở vùng thân não và tiểu não. Loại bệnh này ít gặp hơn với các triệu chứng không biểu hiện mạnh. Tuy vậy bệnh thường khó chữa và nghiêm trọng hơn so với rối loạn tiền đình ngoại biên.
2. Nguyên nhân gây bệnh đau đầu rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây tổn thương hệ thống tiền đình rất đa dạng. Có thể nói tới các căn nguyên như: tình trạng thoái hóa, viêm nhiễm, xơ cứng tại các cơ quan tiền đinh. Có đến tình trạng thiếu máu cục bộ, xuất huyết hoặc chấn thương.
Bởi vậy, xác định chính xác nguyên nhân là điều tiên quyết để điều trị bệnh. Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có hướng điều trị khác nhau . Tuy nhiên, nguyên nhân của rối loạn tiền đình thường gặp nhất là do chứng chóng mặt kịch phát lành tính. Mặc dù hoàn toàn lành tính, chứng bệnh này lại gây ra cảm giác chóng mặt rất khó chịu cho người bệnh. Giải pháp giúp làm giảm các triệu chứng này là tiến hành nghiệm pháp tái lập vị trí ống bán khuyên. Hoặc sử dụng các thuốc kháng histamine..
3. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình?
– Người lớn tuổi:
Tuy mọi độ tuổi đều có thể mắc căn bệnh này, song những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ. Đặc biệt độ tuổi từ 60 trở lên cang có nguy cơ cao.
– Phụ nữ:
Trên thực tế, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
– Người có tiền sử hay bị chóng mặt:
Những người đã từng bị chóng mặt có nhiều khả năng sẽ gặp phải tình trạng mất thăng bằng, choáng váng, hoa mắt về sau Từ đó dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình
Chụp cộng hưởng (MRI) sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể được quét. MRI não có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất.
Xét nghiệm xoay vòng để đánh giá sự hoạt động của mắt và tai. Xét nghiệm sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt.
Xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt, nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.
Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông trong ốc tai, bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào trong ống tai.
5. Điều trị đau đầu do rối loạn tiền đình
5.1. Nếu nghi vấn bị bệnh đau đầu rối loạn tiền đình cần thăm khám sớm
Người có các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình cần đi khám sớm tại chuyên khoa Nội thần kinh của các cơ sở y tế đa khoa uy tín. Để có thể chữa trị bệnh lý này một cách hiệu quả và kịp thời, người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu nghi vấn của bệnh.
Ban đầu khi mới xuất hiện triệu chứng, người bệnh có thể nhầm lẫn tình trạng đau đầu rối loạn tiền đình với bệnh đau nửa đầu. Vì vậy có không ít trường hợp đã tự ý điều trị mà không lường hết hậu quả. Việc tự ý điều trị không đúng nguyên nhân thay vì đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. Các triệu chứng trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi những triệu chứng như đã nêu trên tái lại nhiều lần, người bệnh cần xác định khả năng bệnh lý nghi vấn của mình. Sau đó cần thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách.
5.2. Chữa bệnh đau đầu rối loạn tiền đình bằng thuốc
Bệnh nhân phải sử dụng thuốc đúng thời gian và đủ liều theo đơn thuốc do bác sĩ đã kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người có thể khác nhau, vì nó tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh. ĐIều này được xác định qua quá trình kiểm tra, xét nghiệm cận lâm sàng để kết luận nguyên nhân và mức độ tổn thương do bệnh gây ra.
Người bệnh cũng cần kết hợp tập các bài phục hồi chức năng tiền đình. Bài tập sẽ giúp tăng cường sự phối hợp của các bộ phận. Từ đó giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình hiệu quả hơn.
5.3. Chỉ phẫu thuật trong trường hợp thực sự cần thiết
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp điều trị trên mà vẫn không không cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời sức khỏe người bệnh đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị.
6. Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh
– Áp dụng chế độ ăn uống có lợi với đầy đủ thành phần dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Cần hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh và củ quả tươi.
– Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
– Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh