✴️ Bệnh đau đầu và cách chữa trị hiệu quả nhất

1. Bệnh đau đầu và cách chữa trị hiệu quả nhất

1.1 Bệnh đau đầu và cách chữa trị bằng thuốc giảm đau: nên hay không?

Việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời cắt hoặc làm dịu cơn đau đầu, khi hết thuốc cơn đau có thể tiếp diễn hoặc quay trở lại trong một vài ngày sau. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc giảm đau không tốt cho những người cao tuổi; người mắc các vấn đề về gan, thận; trẻ nhỏ.

Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cắt cơn đau tạm thời, để xử trí hiệu quả chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân.

 

1.2 Bệnh đau đầu và cách chữa trị hiệu quả nhờ thăm khám với bác sĩ

Cách điều trị đau đầu hiệu quả nhất là bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Việc bạn thăm khám với bác sĩ đúng chuyên khoa sẽ giúp:

– Chẩn đoán đúng bệnh lý

– Tìm ra nguyên nhân gây đau đầu

– Loại trừ các bệnh lý thần kinh khác có liên quan.

Đau đầu có thể do bệnh lý trong não hoặc ngoài não, do yếu tố môi trường hoặc tâm lý, nhưng chủ yếu là do các vấn đề, bệnh lý thuộc hệ thần kinh gây ra như: thiếu máu não, rối loạn tiền đình, tai biến mạch máu não, u não, viêm màng não, thoái hóa đốt sống cổ – thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép gây thiếu máu não,…. Để chẩn đoán chính xác bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh sẽ thăm khám, sàng lọc và chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng để có thể đưa ra kết luận chính xác như: chụp cộng hường từ MRI sọ não, chụp cắt lớp vi tính, đo lưu huyết não, điện não đồ, xét nghiệm công thức máu,….

Dựa trên kết quả thu được từ khám lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất và loại bệnh lý, tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ lên kế hoạch điều trị theo đúng phác đồ. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn, uống, tập luyện và nghỉ ngơi sao cho phù hợp, giúp quá trình hồi phục sức khỏe được tốt hơn.

Việc người bệnh tự chẩn đoán bệnh tại nhà hoặc hỏi ý kiến người khác mà chưa qua thăm khám với bác sĩ chuyên môn, sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro:

– Chẩn đoán sai bệnh

– Điều trị sai cách

– Lạm dụng thuốc

– Kéo dài thời gian khiến bệnh nặng hơn, dễ biến chứng

– Tốn kém chi phí

 

2. Đau đầu thường xảy ra khi nào?

Cơn đau đầu có thể đến đột ngột nhưng có thể có dấu hiệu báo trước. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đâu đầu, mà thời điểm khởi phát cơn đau đầu cũng khác nhau.

Đau đầu do yếu tố môi trường: cơn đau đầu thường khởi phát khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường như vào thời điểm thời tiết giao mùa, sinh sống ở các khu vực ồn ào, ánh sáng phòng ngủ hoặc phòng làm việc không phù hợp, tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,…

Đau đầu do tâm lý: Công việc quá căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều, đối mặt với các cú sốc về tâm lý như: ly hôn, mất người thân, chuyển chỗ ở,…. có thể khiến tâm lý bạn trở nên lo lắng, căng thẳng gây tình trạng đau đầu.

Đau đầu do bệnh lý: Một số bệnh lý mạn tính có thể làm xuất hiện cơn đau đầu âm ỉ, kéo dài nhưng cũng có rất nhiều bệnh lý khác làm xuất hiện cơn đau đầu dữ dội, đột ngột. Điển hình như đau đầu do viêm màng não, tai biến mạch máu não,… thường khiến người bệnh đau đầu dữ dội, kèm theo nhiều biểu hiện cấp tính khác, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, cơn đau đầu sẽ xuất hiện vào những thời điểm khác nhau. Những người có đặc thù làm các công việc có tính nguy hiểm cao như thợ điện, lái xe, công nhân hầm mỏ, hàn xì, điều khiển máy móc phức tạp,… cần lưu ý khi có biểu hiện đau đầu thì nên nghỉ ngơi, để sức khỏe được ổn định sau đó hãy làm việc tiếp. Nếu nghỉ ngơi và áp dụng một số biện pháp mà triệu chứng đau đầu vẫn không đỡ, bạn cần đi khám ngay.

Cơn đau đầu có thể đến đột ngột, đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, khi có biểu hiện này bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để phát hiện nguyên nhân và cách điều trị.

 

3. Đau đầu do nguyên nhân nào gây ra?

Theo các chuyên gia, đau đầu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý hoặc có thể là hậu quả từ sự tác động của yếu tố môi trường bên ngoài, yếu tố tâm lý. Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau đầu, nhưng có thể phân chúng thành các nhóm sau:

 

3.1 Đau đầu do yếu tố môi trường tác động

Thời tiết thay đổi: nóng, lạnh bất thường; ô nhiễm tiếng ồn; ánh sáng không phù hợp; ô nhiễm không khí, khói bụi, hóa chất;… có thể khiến gây đau đầu.

 

3.2 Đau đầu do tâm lý

Áp lực công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội,… khiến bạn dễ bị stress, căng thẳng, lo lắng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên dễ khiến hệ thần kinh bị suy nhược, cơn đau đầu xuất hiện nhiều hơn.

 

3.3 Đau đầu do bệnh lý

Cơn đau đầu có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý từ nhẹ đến nguy hiểm như: cảm lạnh, cúm, viêm xoang, cao huyết áp, tiểu đường, viêm dây thần kinh, thiếu máu não, bệnh đau nửa đầu migraine (rối loạn vận mạch), rối loạn tiền đình, tai biến mạch máu não (đột quỵ), u não, viêm màng não, u rễ thần kinh, u máu thể hang, dị dạng mạch máu não, viêm tủy sống, u tủy sống, rỗng tủy, rối loạn tầm thần, … Trong đó, đau đầu chủ yếu do bệnh lý về thần kinh – não bộ gây ra.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám cùng chuyên gia.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top