Bệnh Parkinson là một rối loạn vận động ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Triệu chứng của bệnh do nồng độ dopamine trong não thấp.
Các chuyên gia chưa hiểu hết nguyên nhân của bệnh Parkinson nhưng họ tin rằng những thay đổi về gen và việc tiếp xúc với các yếu tố môi trường, như các chất độc hại, đóng vai trò quan trọng.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về các dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson và nguyên nhân gây bệnh.
Các dấu hiệu sớm
Những triệu chứng của bệnh Parkinson tiến triển dần, thường bắt đầu bằng một tay run nhẹ và cảm giác cơ thể bị co cứng. Theo thời gian, các triệu chứng khác xuất hiện và một số người có thể bị sa sút trí tuệ.
Một số dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson có thể gồm:
Những triệu chứng về vận động có thể bắt đầu ở một bên cơ thể và dần dần ảnh hưởng cả hai bên.
Các triệu chứng khác thường gặp như:
Có những triệu chứng này không có nghĩa là bạn mắc bệnh Parkinson. Nhiều tình trạng bệnh lý khác cũng có thể cho những triệu chứng tương tự, chẳng hạn:
Hiện không có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán bệnh Parkinson. Sự tương đồng của Parkinson với các tình trạng bệnh lý khác có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân
Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh khi có những thay đổi diễn ra trong não. Nguyên nhân chính xác tại sao bệnh xảy ra vẫn chưa rõ nhưng các nhà khoa học đã xác định được một số biến thể góp phần gây bệnh.
Nồng độ dopamine thấp
Những triệu chứng của bệnh Parkinson chủ yếu là do nồng độ dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh, giảm thấp. Việc này xảy ra do các tế bào sản xuất dopamine chết dần trong não.
Dopamine đóng vai trò quan trọng trong việc gửi thông tin đến phần não điều khiển vận động và sự phối hợp. Vì vậy, nồng độ dopamine thấp có thể khiến bạn khó kiểm soát vận động của mình hơn.
Khi nồng độ dopamine tiếp tục giảm, các triệu chứng dần trở nên trầm trọng hơn.
Nồng độ norepinephrine thấp
Bệnh Parkinson cũng có thể liên quan đến việc tổn thương đầu tận dây thần kinh nơi sản xuất một chất dẫn truyền thần kinh khác, norepinephrine, là chất góp phần vào việc lưu thông máu và các chức năng tự động khác của cơ thể.
Nồng độ norepinephrine thấp gặp trong bệnh Parkinsin có thể tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng vận động và không vận động như:
Điều này có thể giải thích tại sao người mắc bệnh Parkinson thường bị hạ huyết áp thế đứng. Đó là khi huyết áp của bạn thay đổi khi đứng dậy, dẫn đến tình trạng choáng váng và dễ té ngã.
Thể Lewy
Người mắc bệnh Parkinson có thể có những cụm protein được gọi là alpha-synuclein, hay thể Lewy, trong não của họ.
Sự tích tụ thể Lewy có thể làm mất đi các tế bào thần kinh, dẫn đến những thay đổi trong vận động, suy nghĩ, hành vi và tâm trạng. Nó cũng có thể dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ thể Lewy không giống với bệnh Parkinson nhưng bạn vẫn có thể mắc cả hai bệnh vì triệu chứng tương tự nhau.
Các yếu tố di truyền
Các chuyên gia đã xác định được những thay đổi trong một số gen có liên kết với bệnh Parkinson nhưng chưa xem bệnh này là bệnh lý di truyền.
Các yếu tố di truyền chỉ gây ra 10% các trường hợp, phần lớn là ở những người mắc bệnh khởi phát sớm.
Các yếu tố tự miễn
Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà khoa học đã tìm thấy một liên kết gen giữa bệnh Parkinson và tình trạng bệnh lý tự miễn, như viêm thấp khớp.
Năm 2018, các nhà nghiên cứu điều tra hồ sơ sức khỏe ở Đài Loan phát hiện ra những người mắc bệnh thấp khớp tự miễn có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn 1,37 lần.
Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Gồm:
Các triệu chứng thường xuất hiện vào độ tuổi 60. Tuy nhiên, 5-10% người mắc bệnh khởi phát sớm. bắt đầu vào độ tuổi 50.
Phòng ngừa
Không thể phòng ngừa bệnh Parkinson nhưng một số thói quen sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tránh tiếp xúc chất độc hại
Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng các hóa chất độc hại, như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các dung môi.
Nếu có thể, bạn nên thực hiện các bước sau đây:
Tránh chấn thương đầu
Để bảo vệ khỏi chấn thương não, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Tập thể dục
Tập thể dục thể chất thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh Parkinson, theo một báo cáo năm 2018. Các tác giả lưu ý rằng hoạt động thể chất có thể giúp duy trì nồng độ dopamine trong não.
Các yếu tố trong chế độ ăn uống
Một số lựa chọn trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc Parkinson và những bệnh khác. Nghiên cứu cho thấy những điều sau có thể có ích:
Tổng kết
Bệnh Parkinson là một tình trạng kéo dài suốt đời có liên quan đến những thay đổi thần kinh trong cơ thể.
Các chuyên gia không biết nguyên nhân tại sao lại bị Parkinson nhưng các yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ với chấn thương sọ não trước đây và tiếp xúc với các chất độc hại.
Tập thể dục, có chế độ ăn uống lành mạnh và tránh xa các chất độc hại đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson nhưng hiện chưa có bằng chứng xác nhận nguyên nhân cụ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh