✴️ Bị đau nửa đầu trên làm sao để khỏi?

1. Vì sao đau nửa đầu trên khiến bạn khó chịu đến thế?

Một số người chia sẻ lại rằng, cứ mỗi khi cơn đau nửa đầu trên xuất hiện là họ lại có cảm giác như có kim châm hay búa đập vào đầu. Lúc này đầu có cảm giác nặng trĩu, cơn đau thi thoảng lại nhói lên kèm cảm giác ê buốt trên đỉnh đầu. Cơn đau đầu có thể kéo 4-5 tiếng hoặc kéo dài 1-3 ngày mà không đỡ, người bệnh cảm thấy rất khó chịu khiến chất lượng công việc, học tập bị giảm sút. Đau đầu cũng khiến cho tâm lý người bệnh trở nên bực bội, dễ cáu gắt, nổi nóng, chán nản, cơ thể mệt mỏi không còn muốn làm việc gì.

Có người còn chia sẻ, cơn đau đầu dai dẳng kéo có cảm giác giật lên từng cơn (từng nhịp) như nhịp mạch đập, kèm chóng mặt, nôn nói, cảm giác khó chịu. Đau thường tập trung vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Có thể có dấu hiệu báo trước như chóng mặt, hoa mắt xảy ra vài phút trước khi cơn đau đầu xảy ra hoặc không có dấu hiệu báo trước.

Đau đầu có thể kèm chóng mặt, nôn nói, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

 

2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu trên

2.1 Nguyên nhân tâm lý gây đau nửa đầu trên

Não bộ của chúng ta là một cấu trúc rất phức tạp, nơi đây chứa rất nhiều các tế bào thần kinh hoạt động như một mạng lưới giúp thu nhận, xử lý và phân tích thông tin để điều chỉnh các hoạt động của nhiều cơ quan khác. Các bất ổn về tâm lý, stress, áp lực công việc và học tập là một nguyên nhân gây đau nửa đầu trên.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 51% bệnh nhân mắc chứng đau đầu do nguyên nhân căng thẳng.

2.2 Nguyên nhân bệnh lý gây đau nửa đầu trên

Ngoài ra, đau nửa đầu trên có thể do nguyên nhân bệnh lý nội khoa gây ra như viêm mũi xoang, dị dạng động mạch não, thiếu máu não, cao huyết áp, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ suy nhược thần kinh, trầm cảm, động kinh, tâm thần phân liệt,…

Trong đó, xơ vữa động mạch mang máu đến nuôi não bộ cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây đau nửa đầu trên hiện nay, đặc biệt là giới trẻ làm công việc văn phòng.

Xơ vữa động mạch mang máu đến nuôi não bộ là một nguyên gây đau nửa đầu hiện nay.

 

3. Khám và chẩn đoán bệnh đau nửa đầu trên

Khi có biểu hiện đau nửa đầu trên, người bệnh nên đến chuyên khoa nội thần kinh để gặp bác sĩ đúng chuyên khoa, thăm khám lại trừ đau đầu do các bệnh lý về thần kinh não bộ như thiếu năng tuần hoàn não (thiếu máu não), rối loạn tiền đình, bệnh lý mạch máu não,… Sau khi thăm khám với bác sĩ nội thần kinh, nếu nguyên nhân gây đau nửa đầu trên không do các vấn đề hay bệnh lý ở hệ thần kinh gây ra, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và chỉ định bạn thăm khám chuyên khoa khác có liên quan như chuyên khoa tai mũi họng, chuyên khoa mắt.

Đau đầu hay đau nửa đầu chủ yếu là do các vấn đề về thần kinh não bộ. Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não, mạch máu não, điện não đồ, ghi lưu huyết não,… Từ kết quả cận lâm sàng có được, các bác sĩ sẽ loại trừ và tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

 

4. Biện pháp giải quyết khi đau nửa đầu trên

– Giảm cường độ làm việc vì áp lực công việc có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh nói chung và thần kinh thái dương nói riêng, môi trường làm việc cần thoải mái.

– Nên giữ tinh thần lạc quan, tránh stress, lo âu, căng thẳng kéo dài vì nếu bạn căng thẳng thì càng làm tăng nguy cơ đau đầu.

– Cần ăn uống đủ chất, không bỏ bữa, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

– Uống nhiều nước

– Bạn có thể sử dụng các liệu pháp vật lí trị liệu để giảm căng thẳng: tham gia các câu lạc bộ văn hóa, tập yoga, đi bộ…

– Thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra hệ thần kinh để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

– Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung cho não bộ.

– Tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần.

Chứng đau nửa đầu tùy thuộc vào mỗi người sẽ có những dấu hiệu và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ học hoặc bệnh lý. Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh mà đôi khi còn là những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top