✴️ Bị thiếu máu não và cách chữa trị theo chuyên gia

Nội dung

Người bị thiếu máu não thường hay có các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai (nghe như có tiếng ve kêu trong tai), tê bì chân tay, mất ngủ, kém tập trung, mệt mỏi,.. làm suy giảm sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống. Nếu để tình trạng thiếu máu não nặng, dễ gây ra đột quỵ (tai biến mạch máu não). Cùng tìm hiểu một số thông tin hữu ích về bệnh thiếu máu não và cách chữa trị theo lời khuyên của chuyên gia.

 

1. Thiếu máu não chiếm tới 25% các ca đột quỵ não

Các bệnh lý về mạch máu não, thường gặp nhất là thiếu máu não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, chỉ xếp sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Đây là bệnh thường gặp ở nhiều người, không phải chỉ những người lớn tuổi (trên 60 tuổi) mới bị thiếu máu não mà kể cả những người trẻ tuổi hiện nay cũng dễ mắc căn bệnh này. Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh lý thiếu máu não hiện nay ngày càng trẻ hóa, dạng thường gặp nhất là thiếu máu não thoáng qua (TIA) hay còn được gọi là bệnh lý “tiền đột quỵ”.

Thiếu máu não thoáng và thiếu máu não cục bộ về cơ bản các triệu chứng giống nhau: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai (nghe như có tiếng ve kêu trong tai), tê bì chân tay, mất ngủ, kém tập trung, mệt mỏi, rối loạn cảm giác,… Tuy nhiên, thiếu máu não thoáng qua (TIA) hay nhiều chuyên gia còn gọi là bệnh thiếu máu não tạm thời, các triệu chứng trên thường diễn ra khoảng vài giây, vài phút hoặc vài giờ (<24 giờ) rồi sẽ biến mất và không để lại di chứng nào – chính điều này đã khiến nhiều người chủ quan, bỏ qua. Còn thiếu máu não cục bộ cấp tính hay thiếu máu não cấp tính, các triệu chứng này có thể dài nhiều giờ, kèm theo đó là cơn đột quỵ não (tai biến mạch máu não) ngay lập tức hoặc nguy cơ đột quỵ não sau này.

Theo thống kê, bệnh lý mạch máu não chiếm tỷ lệ tử vong thứ 3 chỉ sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư, trong đó thường gặp nhất là thiếu máu não. Thiếu máu não chiếm tới 25% các ca đột quỵ.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây xuất huyết não hay tắc mạch não, mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau

 

2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não

2.1 Nguyên nhân gây thiếu máu não và cách chữa trị

Có 3 nguyên nhân chính gây thiếu máu lên não đó là: xơ vữa động mạch, huyết khối, áp lực bơm máu lên não bị suy yếu.

Thông thường thành mạch máu sẽ là cơ quan đầu tiên chịu sự tổn thương, sự chuyển hóa liên tục lớp nội mạch mạch máu khiến cho nhiều gốc tự do được sinh ra. Các gốc tự do gây tổn thương cấu trúc tế bào thành mạch, dẫn đến hình thành và phát triển các mảng xơ vữa và huyết khối, làm hẹp động mạch gây thiếu máu, cản trở oxy và dưỡng chất lên nuôi dưỡng các tế bào não. Điều này làm các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, hệ thần kinh bắt đầu bị rối loạn và kém hoạt động, kéo theo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Sự suy giảm áp lực bơm máu do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là các vấn đề, bệnh lý liên quan đến tim mạch là hung thủ khiến lưu lượng máu không đủ cung cấp lên não, gây ra tình trạng thiếu máu não.

Có lẽ bạn đã biết, nếu bị gián đoạn quá trình cung cấp máu lên não, sau khoảng 4 phút các tế bào não đã bị hủy hoại và không thể phục hồi được. Khi đó, nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) là rất cao, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu lên não

 

2.2 Các yếu tố bất lợi gây thiếu máu não và cách chữa trị

Các yếu tố bất lợi cho sức khỏe trong cuộc sống hiện đại, góp phần gia tăng tình trạng thiếu máu não hiện nay:

– Ô nhiễm môi trường

– Lối sống mất cân bằng

– Tình trạng căng thẳng thần kinh

– Chế độ ăn uống không khoa học,…

Đã khiến cho tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não ở giới trẻ ngày càng tăng. Đây không còn là bệnh lý của riêng những người lớn tuổi như mọi người trước đây vẫn thường nghĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top