✴️ Các dấu hiệu sớm của cơn động kinh

Nội dung

Biểu hiện cơn động kinh

Ảo giác

Ảo giác là những dấu hiệu cảnh báo thường gặp nhất của cơn động kinh. Người bệnh có thể cảm thấy có mùi lạ hoặc hương vị đặc biệt trong miệng. Nhiều trường hợp gặp phải các rối loạn thị giác như nhìn mờ hoặc nhìn thấy những ánh sáng không có thật. Một số người lại nghe thấy những âm thanh lạ hoặc cảm thấy nhiệt độ trong phòng đang thay đổi. Các bộ phận của cơ thể cũng trở nên tê yếu hay liệt.

 

Đau

Một số cá nhân chia sẻ có cơn đau đột ngột ngay trước một cơn động kinh. Cơn đau này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường gặp nhất là đau đầu tương tự như chứng đau nửa đầu. Người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa ran khó chịu trong dạ dày hoặc ở những nơi khác.

 

Cảm giác kỳ lạ

Có nhiều bệnh nhân cho hay họ cảm thấy lạc lõng trong một vài giờ đồng hồ hoặc một vài ngày trước cơn động kinh. Một số bệnh nhân cảm giác hoang mang, mất phương hướng và mất kiểm soát cơ thể, tách biệt khỏi môi trường xung quanh.

 

Lo lắng

Người trưởng thành có cơn động kinh có thể cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng kèm theo cảm giác sợ hãi. Trẻ nhỏ sẽ trở nên cáu kỉnh hay bốc đồng trong thời gian này. Trẻ dễ khó chịu và cư xử không đúng đắn.

 

Xử trí khi trẻ có biểu hiện động kinh

– Nhanh chóng dùng vật dụng thích hợp đặt giữa 2 hàm răng tránh người bệnh cắn lưỡi.

– Nên bình tĩnh đặt trẻ nằm xuống, đầu hơi cao và nghiêng về một bên để tránh bị sặc đường thở. Nếu bé đang có thức ăn trong miệng thì nên móc ra, không cho ăn uống bất kỳ thứ gì khi trẻ đang bị cơn.

– Nới lỏng quần áo, cởi bớt khăn quàng, thắt lưng… để trẻ dễ thở. Mở phòng cho không khí thoáng mát.

– Không ôm ghì chặt, không đặt vật cứng vào giữa hai hàm răng của trẻ vì dễ làm bé bị gãy răng hoặc tổn thương lợi.

– Bình tĩnh theo dõi biểu hiện cơn động kinh của trẻ: cơn co cứng hay co giật, giật toàn thân hay cục bộ, màu sắc da và môi của trẻ có tím tái không, có trợn mắt không hay mắt nhìn về một phía, đầu có quay sang một bên không, có ngừng thở trong cơn không, gọi trẻ có biết gì không…

Theo dõi liên tục, đưa trẻ đến bệnh viện khi các dấu hiệu cơn động kinh nhanh chóng qua đi. Trường hợp những biểu hiện động kinh kéo dài cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị hiệu quả.

 

Điều trị bệnh động kinh như thế nào?

Điều trị bệnh động kinh được chia là 2 nhóm: điều trị nội khoa và phẫu thuật động kinh.

Hầu hết người bệnh được chỉ định các thuốc được sử dụng để điều trị là thuốc uống. Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, chống co giật, giảm căng thẳng, kích động, lo âu, kháng viêm, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt lên cơn co cơ, co giật, sủi bọt mép cấp tính, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top