Cơ chế hoạt động của Melatonin

Melatonin là một loại hormone được sản xuất ở tuyến tùng trong não. Melatonin còn được gọi là hormone giấc ngủ, vì với nồng độ cao chất này giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn. Tuy nhiên chất này không gây hại cho cơ thể, chúng chỉ báo cho cơ thể biết rằng đã đến trời tối và bạn có thể thư giãn và vào giấc dễ hơn.

Melatonin thường được sử dụng với những người hay bị mất ngủ hoặc thay đổi múi giờ khi đi máy bay.

Cơ chế hoạt động của Melatonin

Melatonin hoạt động song song với nhịp sinh học của cơ thể. Khi trời tối nồng độ melatonin sẽ tăng dần dần, và báo hiệu cho cơ thể đến giờ đi ngủ. Và chúng sẽ giảm nồng độ khi trời sáng hoặc có ánh sáng bên ngoài, để giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

Bởi vì melatonin giúp cơ thể nhận biết đến giờ đi ngủ, nên những người không có đủ lượng melatonin vào buổi đêm có thể sẽ bị khó ngủ. Có rất nhiều yếu tố có thể làm giảm nồng độ melatonin vào ban đêm, chẳng hạn như: các loại đồ uống có cồn, hút thuốc, caffein, làm việc theo ca, độ tuổi, một số tình trạng bệnh lý và ánh đèn quá sáng- bao gồm cả ánh đèn xanh.

 

Khi nào nên sử dụng Melatonin?

Theo các nghiên cứu và lời khuyên của các bác sĩ, melatonin giúp hỗ trợ giấc ngủ trong một số trường hợp:

  • Mất ngủ nguyên phát (mất ngủ không rõ nguyên nhân)
  • Mất ngủ liên quan đến tuổi tác
  • Rối loạn nhịp sinh học do máy bay
  • Do tính chất công việc
  • Chấn thương sọ não
  • Rối loạn do thoái hóa thần kinh

Ngoài ra, một số nghiên cứu lâm sàng đang được tiến hành để làm rõ vai trò của sử dụng melatonin trong một số bệnh, chẳng hạn như: Ung thư, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, rối loạn tâm thần, hội chứng đau …

 

Cách sử dụng melatonin

Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng melatonin để điều trị mất ngủ, hãy bắt đầu với liều thấp. Ví dụ, hãy bắt đầu với liều 0,5 - 1 mg trước khi đi ngủ 30 phút. Nếu liều lượng này không giúp bạn vào giấc ngủ, tăng liều lên 3 – 5 mg. Theo các chuyên gia sử dụng melatonin với liều trên 5mg sẽ không giúp bạn đi dễ dàng vào giấc ngủ hơn.

Mục đích của việc tăng liều lượng dần dần là để tìm được liều thấp nhất giúp bạn dễ ngủ hơn. Vì melatonin có nhiều dạng khác nhau nên bạn cũng có thể cần tham khảo các ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng phù hợp với mình.

 

Tác dụng phụ của melatonin

Các bằng chứng khoa học hiện tại cho thấy các chất bổ sung melatonin là an toàn, không độc hại và không gây nghiện cho cả trẻ em và người lớn. Chúng hoàn toàn an toàn để sử dụng lâu dài.  Các nghiên cứu đã không tìm thấy tác dụng phụ đáng kể nào liên quan đến lượng melatonin hàng ngày với liều lượng từ 2–10 mg trong tối đa 3,5 năm.

Không giống như các loại thuốc khác, không có bằng chứng nào cho thấy melatonin ảnh hưởng đến khả năng tự sản xuất của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ nhỏ khi bổ sung melatonin tồn tại trong thời gian ngắn. Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng melatonin bao gồm:

  • Ngủ ngày
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Cảm giác ớn lạnh

Vì melatonin có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, do đó không lái xe hoặc sử dụng máy móc sau khi sử dụng thuốc.

 

Tương tác của với những loại thuốc khác

Mặc dù tính an toàn tương đối mạnh, melatonin có thể tương tác với nhiều loại thuốc bằng cách ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng melatonin:

  • Thuốc an thần: Benzodiazepine, Barbiturate …
  • Thuốc chống đông
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc điều trị tiểu đường
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trên, tốt nhất bạn nên đi khám và nhận được tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng melatonin.

Ngoài ra, melatonin cũng có thể tương tác với rượu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng rượu từ mức độ trung bình đến nặng làm giảm mức độ melatonin và do đó làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top