✴️ Đau đầu và các bệnh liên quan đến đau đầu

Nội dung

1. Các bệnh liên quan đến đau đầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu, có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng hoặc rối loạn cảm xúc (stress, lo âu…) hoặc có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm nào đó ví dụ như thiếu máu não, huyết áp cao…do đó cần phải kiểm tra thật kỹ, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dưới đây là các tình trạng mà hay gặp triệu chứng đau đầu:

1.1 Căng thẳng, lo âu

Nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, có nhiều chuyện phải lo nghĩ nhiều sẽ dẫn đến đau nhức đầu, có thể gây chóng mặt thường xuyên.

Các bệnh liên quan đến đau đầu

1.2 Mất nước

Thói quen uống ít nước cũng có thể dẫn đến đau nhức đầu chóng mặt. Khi không uống đủ nước, lượng máu cung cấp lên não ít, oxy cung cấp cho não cũng không đủ. Thói quen này có thể dẫn đến đau nhức đầu chóng mặt.

1.3 Thiếu máu

Đau đầu chóng mặt có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu. Nếu đau đầu kèm theo chóng mặt, mệt mỏi… có thể bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, thường gặp ở các phụ nữ đang mang thai và vừa sinh con.

Các bệnh liên quan đến đau đầu nguy hiểm hơn đối với phụ nữ mang thai

1.4 Mắc bệnh mãn tính

Đau đầu là triệu chứng thường gặp của nhiều căn bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ cứng cơ… Do vậy, nếu bạn thường xuyên đau đầu nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân sớm nhất

1.5 Viêm xoang

Nghiên cứu cho thấy khoảng 90% bệnh nhân mắc viêm xoang đều bị đau nhức đầu.

1.6 Rối loạn sinh hoạt

Việc thay đổi đồng hồ sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau nhức đầu, đặc biệt là với những người thường xuyên thức khuya làm việc, di chuyển giữa nhiều nơi…Thường là đau đầu mất ngủ.

1.7 U não

Nếu đau đầu dai dẳng nhiều tháng ngày không thấy đỡ, có thể đó là dấu hiệu của việc mang một khối u trong não của bạn. Bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

Khối u bên trong não gây đau nhức dai dẳng

2. Phân biệt triệu chứng của các bệnh liên quan đến đau đầu

Dưới đây là một số loại đau nhức đầu thường gặp bạn cần phân biệt để có cách phòng và điều trị hiệu quả:

2.1 Đau đầu do căng thẳng thần kinh

Căng thẳng dẫn đến tình trạng thay đổi các chất hóa học trong não dẫn đến đau đầu chóng mặt

Dấu hiệu nhức đầu do căng thẳng:

– Cảm giác đau nhức cả hai bên đầu, cơn đau diễn ra thường xuyên, liên tục.

– Đau đầu không theo nhịp, cảm giác như có dây thắt chặt quanh đầu, đau đầu 2 bên thái dương.

– Cơn đau bắt đầu từ vùng cổ, từ nhẹ tới nặng dần

– Đau đầu nhiều ngày có thể kéo dài tới nhiều tuần

2.2 Đau nhức nửa đầu

Đau nhức nửa đầu là trạng thái nhức đầu kinh niên, có thể đau đáng kể trong nhiều giờ hoặc thậm chí cả ngày. Đây là một dạng đau đầu có nguồn gốc từ quá trình trao đổi chất và sự giãn nở của các mạch máu trong não bộ. Một số nghiên cứu cho rằng, căn bệnh này cũng có thể xuất hiện do yếu tố di truyền.

Triệu chứng đau nửa đầu:

  • Đau nhức một nửa bên đầu chủ yếu là đau đầu 2 bên thái dương và trán.
  • Thường đau kéo dài từ 4-72 giờ và sẽ nặng hơn nếu như vận động nặng
  • Có thể kèm theo: buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ đám đông.

Từ tính chất cơn đau đầu mà xác định nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến đau đầu

2.3 Đau đầu từng cơn

Bệnh diễn ra từng cơn và thường tại cùng 1 thời điểm trong một ngày, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng

Triệu chứng:

– Cơn đau mặt dữ dội một bên, lặp đi lặp lại đều đặn, kèm theo cảm giác buồn nôn

– Cơn đau thường gặp theo từng vùng trên mặt. Cũng có thể đau ở vòm họng, xương hàm hay vùng cổ

– Các triệu chứng đi kèm như: chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, sụp mi, co đồng tử…

– Các triệu chứng về mũi: ngạt mũi một bên hoặc chảy nước mũi.

2.4 Đau đầu do viêm xoang

Đau nhức đầu do xoang là nhức đầu có kèm theo viêm xoang, tình trạng mà lớp màng lót xoang trở nên phù nề và viêm.

Triệu chứng nhức đầu do xoang:

  • Đau, áp lực vùng lông mày, má, trán
  • Chảy nước mũi màu vàng/xanh
  • Ho, đau họng, sốt, mệt mỏi
  • Cảm giác đau nhức trong răng hàm trên.
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu.

2.5 Đau nhức đầu hồi ứng

Đau đầu hồi ứng là do sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau, việc sử dụng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức đầu hồi ứng

Các triệu chứng:

  • Đau nhức đầu có xu hướng tăng trở lại.
  • Đau nhức đầu xảy ra hàng ngày, thường lúc thức dậy vào buổi sáng sớm.
  • Cải thiện đau nhức đầu với thuốc giảm đau nhưng sau đó đau trở lại khi thuốc hết.
  • Triệu chứng đi kèm: đau đầu buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, khó chịu, trầm cảm…

Xem thêm: Một số loại thuốc có thể gây chứng đau đầu

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top