Đối diện với sự mất mát

Cuộc sống sau khi trải qua mất mát

Mất đi một ai đó mà bạn yêu thương có thể làm thay đổi cả thế giới của bạn. Bạn nhớ người ấy và muốn họ quay trở lại bên mình. Bạn cảm thấy buồn bã, cô đơn và thậm chí là tức giận. Bạn dường như gặp vấn đề với cả sự tập trung và giấc ngủ. Nếu bạn đang quan tâm và chăm sóc người đó, bạn sẽ đột nhiên cảm thấy mất đi những điều thường diễn ra trong cuộc sống. Những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường và chúng ta không hề có một cách định nghĩa nào là đúng hay sai để đối mặt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về quá trình của sự mất mát và làm thế nào để đối phó với nó một cách khỏe mạnh.

Mất đi người thân sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, phản ứng và cả suy nghĩ của bạn. Kết hợp với nhau, những điều này tạo thành sự mất mát, thương tiếc. Việc đối mặt với những mất mát chỉ là phản ứng tự nhiên của con người. Thương tiếc không có nghĩa là bạn phải có một cảm xúc  nhất định nào đó bởi mỗi người lại thể hiện theo một cách của riêng mình.

Những truyền thống và niềm tin trong văn hóa có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta thể hiện sự mất mát, xót xa. Ví dụ ở một số nơi, văn hóa của những người dân địa phương là thể hiện trong im lặng và riêng tư. Điều này khác hoàn toàn những nơi khác, sự mất mát phải được thể hiện bằng những thứ lớn lao, rộng mở với mọi người xung quanh. Văn hóa cũng tác động đến thời gian mà những người trong gia đình tưởng nhớ đến người đã mất.

Bác sỹ Wendy cho biết: Mọi người thường tin rằng họ nên cảm nhận được cảm xúc nào đó. Nhưng từ “nên” này có thể dẫn đến những suy nghĩ xấu về những điều xấu đã trải qua. Điều quan trọng ở đây là hãy cho phép bản thân đau buồn để cảm nhận được bất kỳ điều gì bạn cảm thấy.

 

Thích ứng với sự mất mát

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bạn nên để bản thân đối mặt với sự mất mát theo thời gian và theo cách thức của riêng bạn. Con người có những cách riêng biệt để thể hiện cảm xúc của bản thân. Ví dụ như một số người thích làm việc hay hoạt động thay vì nói về chuyện đó. Họ có thể cảm thấy tốt hơn khi đi bộ, đi bơi, làm một số chuyện sáng tạo như viết lách hay vẽ tranh. Ngược lại, một số người khác thích chia sẻ, nói chuyện với bạn bè, gia đình về những người đã mất để từ đó nhận được sự động viên và khích lệ.

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết: mặc dù việc đau buồn thường không được liên kết với nụ cười nhưng nụ cười cũng được xem là phản ứng lành mạnh để bảo vệ cơ thể. Họ đã tìm thấy rằng những người thể hiện sự linh hoạt trong cảm xúc thường đối phó tốt hơn với sự mất mát và dễ dàng khỏe mạnh lại theo thời gian.

Chuyện này không phải về việc bạn nên thể hiện cảm xúc hay ngăn chặn cảm xúc của bản thân nhưng đó là những điều bạn có thể làm được khi đang chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Ví dụ một người có sự đa dạng khi thể hiện cảm xúc có thể vui vẻ tận hưởng niềm vui với người khác, nhưng khi họ trải qua mất mát họ sẽ đổi thành sự giận dữ, buồn bã đầy bế tắc.

Đau buồn là một quá trình buông bỏ và học cách chấp nhận để sống với sự mất mát. Thời gian cần thiết để thực hiện điều này tùy thuộc vào sự thay đổi ở mỗi người. Thông thường, mọi người sẽ trải qua một cảm giác đau buồn mạnh mẽ trước tiên, sau đó sẽ dần dần thích nghi với sự mất mát. Để thích nghi, một người cần phải chấp nhận sự ra đi hoàn toàn và hiểu nghĩ nghĩa của quá trình này đối với họ. Họ cũng phải tìm cách để hình dung lại cuộc sống khi người đã mất không còn.

Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống sau khi mất mát có thể giúp bạn thích nghi. Kết nối với những điều quan trọng nhất, bao gồm cả mối quan hệ với người đã chết có thể giúp bạn cùng tồn tại với nỗi đau buồn.

 

Các loại đau buồn

Khoảng 10% gia quyến của những người đã mất trải qua những cảm giác đau buồn rất phức tạp (làm mọi người khó thích nghi khi mất đi ai đó). Họ có thể nghĩ cái chết không nên xảy ra theo cái cách mà nó đã từng hoặc có thể đánh giá nỗi buồn bằng cách đặt ra câu hỏi: có phải nó còn quá ít hay nó đã quá nhiều. Và cuối cùng họ tập trung vào việc nhắc nhở bản thân về việc ngừng lại những mất mát.

Một nhóm các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu để tạo ra một liệu pháp chuyên biệt cho những nỗi đau phức tạp đã diễn ra ở trên. Liệu pháp này nhằm giúp mọi người nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc và hành động đã cản trở sự thích ứng của họ. Bên cạnh đó, thử nghiệm giúp tập trung vào việc tăng cường quá trình tự nhiên thích ứng với sự mất mát. Kết quả cho thấy 70% số người tham gia điều trị đã báo cáo các triệu chứng được cải thiện.

Bạn thậm chí có thể cảm thấy mất mát ngay cả khi người thân của bạn còn chưa bắt đầu ra đi. Điều này gọi là đau buồn dự đoán, rất phổ biến đối với những người đã chăm sóc người thân trong một thời gian dài. Bạn có thể cảm thấy buồn về những thay đổi bạn đang trải qua và những người tổn thất bạn sẽ có. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi bệnh nhân, bác sĩ và thành viên trong gia đình trực tiếp nhìn thấy cảnh tử vong trước khi nó xảy ra sẽ giúp những người sống sót đối phó lại những cảm xúc sau này.

 

Cuộc sống vượt qua mất mát

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các khía cạnh khác của quá trình đau buồn với hy vọng những phát hiện của họ sẽ gợi ý cho mọi người những cách thức mới để giúp họ đối phó với sự mất mát người thân yêu.

Mặc dù sự ra đi của người thân có thể khiến rất nhiều người cảm thấy khó khăn nhưng bằng cách nào đó họ sẽ vượt qua được với sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Hãy chăm sóc bản thân, chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác và sự tư vấn khi bạn cần.

Các nhà nghiên cứu cho rằng: Sự mất mát là một dạng của yêu thương và nó cần tìm một chỗ trú ngụ trong bạn sau khi bạn mất đi ai đó. Nếu bạn gặp vấn đề với việc tiếp tục cuộc sống, hãy tìm đến các chuyên gia để được tư vấn. Đừng từ bỏ hy vọng bởi xung quanh luôn có những người giúp đỡ bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top