Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan này song nghiên cứu này đã mở rộng hiểu biết bằng cách chứng minh mối quan hệ 'liều-đáp ứng'.
Trong nghiên cứu này, các tác giả từ Trường Y Đại học Nam Carolina đã sử dụng dữ liệu từ một phân tích tiến cứu lớn do Viện Tim, Phổi và Máu quốc gia Hoa Kỳ tài trợ.
Hơn 6.700 người lớn không bị đột quỵ được phân nhóm dựa trên mức độ bệnh nha chu và được theo dõi trong 15 năm. Những người tham gia phần lớn là người da trắng, 55% là nữ, tuổi trung bình là 62. Gần 300 trường hợp đột quỵ được ghi nhận trong thời gian nghiên cứu.
Ngay cả sau khi hiệu chỉnh các yếu tố khác – bao gồm tuổi, chủng tộc và các yếu tố sức khỏe – nguy cơ đột quỵ vẫn cao hơn ở những người bị bệnh nha chu nặng hơn.
Các kết quả cho thấy, nguy cơ đột quỵ tăng theo mức độ bệnh nha chu, với mức tăng 1,9 lần, 2,1 lần và 2,2 lần tương ứng với những người bị bệnh nha chu mức nhẹ, trung bình và nặng.
Các nhà nghiên cứu còn chưa rõ tại sao những người bị bệnh nha chu có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Mức độ viêm được phát hiện trong cả bệnh nha chu và xơ cứng động mạch có thể đóng vai trò. Ngoài ra, có một số lý giải khác như những người không quan tâm tới sức khỏe răng miệng nhiều khả năng cũng ít đi khám sức khỏe hoặc dùng thuốc theo yêu cầu.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị đột quỵ quốc tế ở Houston (Mỹ). Nghiên cứu trình bày tại hội nghị cần được xem là sơ bộ cho tới khi được đăng trong tạp chí y học có bình duyệt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh