✴️ Vi khuẩn HP gây ra bệnh gì trong dạ dày?

Theo thống kê từ các tổ chức y tế uy tín, Việt Nam có khoảng 70% dân số nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên không có nghĩa là trường hợp nào nhiễm khuẩn HP cũng dẫn đến các bệnh lý tiêu hoá. Vậy vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì và con đường nào gây bệnh?

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Tên khoa học đầy đủ của vi khuẩn HP là Helicobacter Pylori

Tên khoa học đầy đủ của vi khuẩn HP là Helicobacter Pylori

 

Tên khoa học đầy đủ của vi khuẩn HP là Helicobacter Pylori.  Đây cũng là một trong số rất ít những loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày. Dựa vào khả năng phân hủy chất đạm trong dạ dày mà vi khuẩn HP tự tạo ra môi trường thuận lợi để tồn tại. Đặc biệt sự hoạt động của vi khuẩn này trong niêm mạc dạ dày có thể dẫn đến một số bệnh lý rất nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý.

 

2. Vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì?

2.1.Vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì? – Viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý đầu tiên phải kể đến khi nhắc đến các bệnh mà vi khuẩn Hp gây ra. Thời gian đầu khi mới bắt đầu bị nhiễm vi khuẩn này người bệnh sẽ rất khó phát hiện vì chưa có biểu hiện gì nghiêm trọng. Tuy nhiên một số ít trường hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như đầy bụng, chán ăn, buồn nôn,… Ở giai đoạn này người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Nếu không sớm phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính thì HP sẽ hoạt động ngày càng mạnh dẫn đến những diễn biến phức tạp. Lúc này việc điều trị bệnh trở nên vô cùng khó khăn. 

2.2.Vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì? – Viêm loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì

 

Vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương thường gặp do vi khuẩn HP dạ dày gây ra. Cơ chế hoạt động của vi khuẩn này đó chính là phân hủy chất đạm có trong dạ dày, tạo ra amoniac cùng với một loạt độc chất khác. Ngoài ra chúng còn kích thích làm tăng tiết acid có trong dạ dày. Vì thế khiến lớp chất nhầy và các tế bào có trong niêm mạc dạ dày bị phá hủy dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Những thống kê gần đây chỉ ra rằng, cứ 100 trường hợp viêm loét dạ dày thì có khoảng 75 – 90 trường hợp dương tính với vi khuẩn HP. Viêm loét dạ dày tá tràng tương đối nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng chảy máu trong, mất máu, thủng dạ dày…nếu không được điều trị sớm.

2.3. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thuộc top những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu, gây tử vong cao. Nhiều tài liệu y khoa chỉ ra rằng, quá trình hoạt động của HP ở niêm mạc dạ dày đã tiết ra nhiều độc tố làm thay đổi DNA của các tế bào niêm mạc dạ dày. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho dạ dày bị viêm teo, loạn sản, nguy hiểm nhất là ung thu dạ dày.

Các báo cáo từ WHO, có tới gần 90% trường hợp biến chứng ung thư dạ dày từ viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan đến vi khuẩn HP.

 

3. Làm gì để xác định vi khuẩn HP có trong dạ dày hay không?

Để xác định có nhiễm vi khuẩn HP dạ dày hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán như:

3.1. Xét nghiệm máu

Kiểm tra máu nhằm xác định người bệnh có kháng thể chống vi khuẩn HP dạ dày hay không. Sự xuất hiện kháng thể vi khuẩn HP trong máu sẽ cho biết có tồn tại vi khuẩn này trong dạ dày và đường ruột.

3.2. Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm bằng hơi thở là phương pháp phổ biến chẩn đoán vi khuẩn Hp

Xét nghiệm bằng hơi thở là phương pháp phổ biến chẩn đoán vi khuẩn Hp

 

Vi khuẩn HP hầu hết sinh sôi, phát triển ở dạ dà. Các bác sĩ có thể kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn này trong dạ dày hay không bằng xét nghiệm hơi thở với thiết bị đo DPM.

Nếu:

– DPM<50: Vi khuẩn HP âm tính.

– DPM từ 50 đến 199: không xác định được kết quả.

– DPM > 200: Vi khuẩn HP dương tính.

3.3. Xét nghiệm trong phân

Vi khuẩn HP dạ dày gây bệnh làm kích hoạt hệ miễn dịch, tạo ra kháng nguyên và một phần chúng sẽ được tìm thấy trong phân người bệnh. Xét nghiệm này thường không dùng để sàng lọc người có nhiễm khuẩn HP hay không mà chủ yếu nhằm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị ở người nhiễm khuẩn HP.

3.4. Sinh thiết

Bằng phương pháp nội soi dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ ở niêm mạc dạ dày và ruột non để phân tích sự có mặt của vi khuẩn HP. Có thể thực hiện kiểm tra bằng test urease nhanh, sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.

Thông thường, người bệnh có triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định nội soi để kiểm tra tổn thương thực thể. Đồng thời bác sĩ sẽ sinh thiết kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn HP.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì bài viết này đã cung cấp đủ thông tin. Tóm lại, vi khuẩn HP vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về dạ dày như viêm – loét – ung thư dạ dày tá tràng,… Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà còn đẩy có nguy cơ tử vong rất cao.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top