Dự phòng bệnh đột quỵ

.Sau khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể sẽ gặp những biến chứng sau đây:

  • Yếu hoặc liệt một bên người
  • Gặp vấn đề về nói năng và ngôn ngữ
  • Mất thăng bằng hoặc di chuyển vụng về
  • Mất cảm giác một bên cơ thể.
  • Gặp vấn đề trong việc nuốt
  • Gặp vấn đề với bàng quang hoặc hoạt động của ruột
  • Gặp vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ và xử lý tình huống
  • Giảm thị lực hoặc/và thay đổi thị lực
  • Tê buốt hoặc thay đổi cảm giác một phần cơ thể.

Thay đổi cảm xúc sau đột quỵ có bình thường không?

Những tổn thương não bộ và suy giảm chức năng sau đột quỵ có thể dẫn đến những thay đổi về cảm xúc. Sau khi đột quỵ, người bệnh có thể gặp rắc rối trong việc kiểm soát cảm xúc của mình. Cảm xúc có thể thay dổi nhanh hơn lúc trước khi đột quỵ; ví dụ, người bệnh có thể khóc hoặc cười bất chợt mà không vì lý do nào cả. Theo thời gian, cùng với sự phục hồi của các tổn thương, cảm xúc của người bệnh sẽ trở nên ổn định hơn.

Cũng dễ hiểu nếu bạn cảm thấy chán nản, buồn bã hoặc nản lòng khi đang phải làm quen với những thay đổi sau đột quỵ. Đây là một phản ứng bình thường và có thể điều trị được. Bạn nên nói với bác sỹ về tâm trạng và những cảm xúc của mình để có thể nhận được lời tư vấn  và điều trị hữu ích.

 

Điều khiển phương tiện giao thông sau đột quỵ

Bạn nên tự đưa ra quyết định xem mình có nên lái xe sau khi bị đột quỵ hay không. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến sự linh động, thị lực và suy nghĩ của bạn. Thời gian để phản ứng với các tình huống bất ngờ gặp phải sẽ chậm hơn so với trước kia. Những thay đổi này có thể khiến cho việc bạn lái xe trở nên không an toàn.

Có thể sẽ rất khó khăn nếu bạn không thể lái xe trở lại sau đột quỵ. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, xe taxi hoặc nhờ bạn bè, người thân chở đi.

 

Những cách dự phòng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

  • Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc.
  • Giảm uống rượu
  • Kiểm soát huyết áp
  • Kiểm soát lượng cholesterol.
  • Nếu bạn bị đái tháo đường, kiểm soát đường huyết của bạn
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để các bác sỹ giúp bạn kiểm soát các vấn đề có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ của bạn (ví dụ như tăng huyết áp). Lắng nghe những lời khuyên từ bác sỹ để có lối sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ đột quỵ. Sự ủng hộ từ người thân và bạn bè cũng là điều vô cùng quan trọng.

Trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng aspirin liều thấp để giảm nguy cơ đột quỵ hoặc các cơn thiếu máu thoáng qua. Aspirin có tác dụng ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn các động mạch của bạn. Nếu bạn được bác sỹ kê đơn uống aspirin liều thấp, tuyệt đối tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ để có hiệu quả cao nhất và ít tác dụng không mong muốn nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top