Hóa chất tẩy rửa là nguyên nhân bệnh Parkinson?

Nội dung

Hơn 8,5 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson - một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra các vấn đề về vận động, chẳng hạn như run, tê cứng chân tay và các vấn đề về nhận thức. Các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson. Tuy nhiên, căn bệnh này có liên quan đến mức dopamine và norepinephrine giảm thấp trong cơ thể. Ngoài những người có các yếu tố nguy cơ nhất định, như tuổi tác và tiền sử chấn thương sọ não có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson thì các nhà nghiên cứu tin rằng việc tiếp xúc với một số chất độc, chẳng hạn như thuốc trừ sâu và ô nhiễm không khí cũng có thể là nguyên nhân gia tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rochester đang bổ sung thêm bằng chứng bằng cách tìm ra mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và một hóa chất thường được sử dụng có tên là trichloroethylene (TCE).

TCE là gì?

TCE - trichloroethylene là một hóa chất lỏng không màu không có trong tự nhiên. Nó được biết là có mùi giống như chloroform. Hóa chất này có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm và ngành công nghiệp, bao gồm:

  • Chất tẩy rửa giặt khô
  • Sản phẩm tẩy dầu mỡ kim loại
  • Sản phẩm làm sạch
  • Chất tẩy vết bẩn cho quần áo và thảm
  • Chất bôi trơn
  • Chất bám dính trống rửa trôi khi phun

Mọi người có thể tiếp xúc với TCE bằng cách sử dụng sản phẩm có chứa TCE hoặc làm việc trong nhà máy có hóa chất. Ngoài ra, TCE có thể ngấm vào nước, không khí và đất xung quanh nơi nó được sử dụng hoặc thải bỏ, làm ô nhiễm những gì chúng ta hít thở, ăn và uống.

Các triệu chứng tiếp xúc với lượng TCE cao bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Tê mặt

Các nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên quan giữa tiếp xúc kéo dài với TCE với việc tăng nguy cơ ung thư thận, ung thư gan và ung thư hạch không Hodgkin.

 

TCE và bệnh Parkinson

Nghiên cứu song sinh cho thấy rằng các cặp song sinh có nghề nghiệp hoặc sở thích tiếp xúc với TCE có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn gấp 5 lần.

Ngoài ra theo thống kê tổng hợp bảy nghiên cứu trường hợp về những người mắc bệnh Parkinson sau khi tiếp xúc với hóa chất từ nơi làm việc hoặc môi trường. Hầu hết người trong các nghiên cứu đều không biết sự phơi nhiễm của bản thân với hóa chất độc hại  TCE.

 

Làm thế nào mọi người có thể giảm tiếp xúc với TCE?

Để mọi người giảm tiếp xúc với TCE, các chuyên gia khuyến cáo nên cấm TCE và PCE trong các sản phẩm. Ngoài ra chúng ta nên thông báo cho công chúng, đặc biệt là những người sống gần các địa điểm bị ô nhiễm, phòng ngừa và ngăn chặn sự xâm nhập của các loại khí này vào nhà, trường học và nơi làm việc bằng các hệ thống xử lý.

TCE có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe và một số nghiên cứu trong vài thập kỷ qua cho thấy việc tiếp xúc với TCE là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Parkinson ngay cả khi tiếp xúc hàng thập kỷ trước khi bệnh khởi phát. Cơ quan có thẩm quyền tại các nước như Mỹ đã ban hành hướng dẫn về bồi thường cho người lao động được xác nhận có phơi nhiễm TCE và bệnh Parkinson.

Các chuyên gia cho biết hầu hết phơi nhiễm TCE xảy ra qua đường hô hấp. Để hạn chế phơi nhiễm với TCE thì việc nâng cao cải thiện chất lượng không khí là điều rất cần thiết. Chất lượng không khí trong nhà có thể được cải thiện bằng cách tăng hệ thống thông gió hoặc sử dụng bộ lọc không khí với than hoạt tính. Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nào có chứa TCE. Bạn cần lưu ý kiểm tra để đảm bảo rằng bất kỳ chất tẩy sơn, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm khác đều không chứa TCE trong danh sách thành phần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top