HỘI CHỨNG NGHIỆN RƯỢU (F10.2)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Có ít nhất đồng thời 3 trong số các biểu hiện sau đây:
+ Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu;
+ Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng;
+ Một trạng thái cai sinh lý khi việc sử dụng rượu bị ngừng lại hoặc giảm bớt;
+ Có bằng chứng về việc tăng dung nạp rượu;
+ Sao nhãng các thú vui hoặc các thích thú trước đây;
+ Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù biết được hậu quả tác hại của chúng như tác hại do sử dụng quá nhiều rượu,...
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
- Hội chứng nghiện rượu đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Có bằng chứng nghiện rượu.
- Run tay chân xuất hiện sớm sau 2-3 giờ ngừng uống rượu.
- Ăn ít, nôn, buồn nôn.
- Mất ngủ.
- Lo âu, trầm cảm.
- Có thể xuất hiện trạng thái kích động tâm thần vận động khi không được đáp ứng nhu cầu sử dụng lại rượu.
- Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh vào khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi ngừng uống rượu.
- Rối loạn thần kinh thực vật.
- Triệu chứng cai giảm khi dùng lại rượu.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Trong cơn co giật kiểu động kinh.
+ Trạng thái kích động tâm thần vận động.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự); Có biểu hiện lo âu, trầm cảm nhẹ.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Khi không có trạng thái kích động tâm thần vận động.
TRẠNG THÁI CAI RƯỢU VỚI MÊ SẢNG (F10.4)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Có trạng thái cai;
- RL ý thức: mù mờ và lú lẫn;
- Ảo tưởng và ảo giác sinh động;
- Thường có hoang tưởng, kích động, rối loạn giấc ngủ;
- Triệu chứng run nặng và sợ hãi;
- Rối loạn thần kinh thực vật nặng.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Trong trạng thái rối loạn ý thức: trạng thái sảng/ trạng thái hoàng hôn sau cơn co giật kiểu động kinh
+ Do hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối.
+ Trong cơn co giật kiểu động kinh.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Ngoài 3 trạng thái trên và khi có biến đổi nhân cách.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Trạng thái cai với mê sảng (F10.4) không có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
RỐI LOẠN LOẠN THẦN DO SỬ DỤNG RƯỢU (F10.5)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mà bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Có bằng chứng nghiện rượu.
- Các ảo giác sinh động (điển hình là ảo thị, ảo thanh);
- Hiện tượng nhận nhầm;
- Hoang tưởng và/ hoặc ý tưởng liên hệ;
- Rối loạn tâm thần vận động (kích động hoặc sững sờ);
- Rối loạn cảm xúc;
- Có thể có ý thức mù mờ nhưng không dẫn đến lú lẫn nặng.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi;
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Giai đoạn bệnh nặng.
+ Do hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi; Giai đoạn bệnh ổn định.
RỐI LOẠN LOẠN THẦN DI CHỨNG VÀ KHỞI PHÁT MUỘN DO SỬ DỤNG RƯỢU (F10.7)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Trong tiền sử có thời gian sử dụng rượu kéo dài;
- Triệu chứng loạn thần trực tiếp do sử dụng rượu gây ra.
- Các triệu chứng RLTT xuất hiện muộn sau một thời gian dài sử dụng rượu:
+ Biến đổi về nhận thức;
+ Rối loạn cảm xúc;
+ Biến đổi nhân cách, tác phong.
+ Có thể có hoang tưởng, ảo giác.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi: Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Khi có biến đổi về nhận thức, cảm xúc, nhân cách và/ hoặc hành vi.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn ổn định.