Mối liên quan giữa stress và bệnh nhiễm trùng

Hầu hết mọi người phải đối mặt với một số căng thẳng hàng ngày nhưng đều tìm được cách để thích ứng với stress cấp tính. Tuy nhiên, stress mãn tính lại có tác dụng tiêu cực đến cơ thể con người bao gồm việc tăng nguy cơ của các cơ quan mắc phải bệnh nhiễm trùng.

Stress có thể thực sự làm tăng nguy cơ nhiễm trùng?

Có. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị stress liên tục dễ bị mắc phải một số bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, mức độ stress khác nhau tùy từng người, do sự khác biệt trong tình cảm và sinh lý của mỗi người. Do đó, một tình huống gây stress đáng kể cho người này có thể hoặc không có tác dụng tương tự đối với người khác.

 

Điều gì xảy ra với cơ thể của bạn khi bạn đang gặp stress?

Phản ứng stress cấp tính: Phản ứng stress cấp tính là một phản ứng ngay lập tức với một sự việc căng thẳng. Cơ thể phản ứng tức thời tạo ra một chất hóa học, được gọi là "hormone stress", Hormone này được cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng. Năng lượng này được chuyển đến các mô cơ và não để các tế bào của hệ miễn dịch trở nên hoạt động hơn.

Phản ứng stress mãn tính: stress mãn tính xảy ra khi một người trải qua nhiều stress cấp tính liên tục. Stress mãn tính gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể, chẳng hạn như tăng huyết áp mà theo thời gian có thể dẫn đến tổn thương động mạch và bệnh tim. Sự gia tăng liên tục của hormone stress cũng có thể dẫn đến ức chế các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.

 

Hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với bệnh nhiễm trùng như thế nào khi bạn đang căng thẳng?

Cơ thể của bạn có một phản ứng miễn dịch "bẩm sinh", đó là bước đầu tiên của hàng rào miễn dịch sẽ phản ứng ngay lập tức với các vi khuẩn gây bệnh, trước khi cơ thể của bạn bắt đầu tạo ra một phản ứng miễn dịch "thích nghi" khi đó vi khuẩn bị phát hiện và tấn công bởi các tế bào bạch cầu.

Stress cấp tính: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng trong thời kỳ stress cấp tính, các tế bào của hệ thống miễn dịch bẩm sinh hoạt động nhiều hơn và chúng tăng cường lưu thông khắp cơ thể để phát hiện ra vi khuẩn truyền nhiễm.

Stress mãn tính: Trong thời kỳ stress mãn tính, hệ thống miễn dịch thích nghi bị tạo áp lực bởi mức độ cao liên tục của hormone stress. Cơ thể của bạn sẽ chậm lành vết thương hơn, ít có khả năng sản xuất kháng thể và dễ bị nhiễm virus. Các ảnh hưởng này rõ hơn ở người già bởi hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu.

 

Những bệnh nhiễm trùng nào bạn có nhiều khả năng mắc hơn nếu bạn đang bị stress?

Cảm lạnh: Một nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon được công bố vào năm 1991 cho thấy nguy cơ cảm lạnh thông thường tỷ lệ thuận với mức độ stress trong cuộc sống của một người. Một nghiên cứu tiếp theo vào năm 1998 cho thấy rằng những người có stress mãn tính (do các biến cố cuộc sống, chẳng hạn như tình trạng thất nghiệp hoặc những khó khăn cá nhân) trong ít nhất một tháng có nhiều khả năng mắc cảm lạnh thông thường hơn so với người có stress ngắn hơn.

AIDS: HIV dẫn đến AIDS. Các virus có thể gây ra AIDS nhanh hơn ở những người gặp nhiều stress hơn. Nghiên cứu UNC-Chapel Hill, xuất bản năm 2000, cho thấy đàn ông có HIV tiến triển thành AIDS nhanh hơn nếu họ có stress mãn tính trong cuộc sống của họ. Đối với mỗi lần stress gia tăng, nguy cơ tiến triển thành bệnh AIDS tăng gấp đôi ở những bệnh nhân này.

Các nghiên cứu khác cho thấy stress có liên quan với bệnh lao, virus herpes tái hoạt động, bệnh zona, viêm loét (do vi khuẩn truyền nhiễm Helicobacter pylori) và các bệnh truyền nhiễm khác. Một số nghiên cứu về các loại vaccine đã chỉ ra sự suy giảm hiệu quả của vaccine ở các bệnh nhân có stress mãn tính cao.

 

Làm thế nào bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian stress?

Có rất nhiều chiến lược đưa ra để đối phó với sự căng thẳng, trong đó có "can thiệp tâm lý xã hội" làm giảm nhẹ nhận thức về stress và cải thiện hỗ trợ xã hội. Một số thuốc cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng gây ra bởi rối loạn cụ thể. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn cần sự giúp đỡ trong việc đối phó với stress.

Có người nói rằng stress có sự thay đổi từ người này sang người khác. Điều quan trọng cần nhớ là có rất nhiều yếu tố liên quan ở một bệnh truyền nhiễm. Ví dụ mỗi cá nhân ứng phó khác nhau với các stress, nhiều người đối phó với stress bằng cách thực hiện hành vi sức khỏe kém, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu hoặc ăn uống quá mức - tất cả sẽ góp phần vào tăng cơ hội nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, các hành vi sức khỏe kém góp phần làm stress tồi tệ hơn, gây ra một chu trình sức khỏe kém và stress liên tục.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top