Ngủ bao nhiêu giờ trong ngày là đủ?

Nội dung

Giấc ngủ góp phần bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì các hoạt động và sự tỉnh táo. Bên cạnh đó, giấc ngủ còn giúp điều hòa chuyển hóa và các hóc-môn trong cơ thể, giúp bạn duy trì cân nặng lí tưởng. Tùy theo độ tuổi mà bạn cần số giờ ngủ khác nhau để đảm bảo sức khỏe và sự tỉnh táo.

Có thể bạn đang có chế độ ăn giàu hoa quả, trái cây, tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày, nhưng liệu bạn đã ngủ đủ giấc chưa? Theo khuyến cáo gần đây nhất, giấc ngủ giúp bạn có thể suy nghĩ những gì thiết yếu lần thứ 2 khi nhắm mắt.

Theo Phyllis C. Zee, giáo sư thần kinh học và là giám đốc Trung tâm giấc ngủ ở trường đại học Y Feinberg, Chicago, giấc ngủ rất quan trọng cho các chức năng tâm thần như sự tỉnh táo, củng cố trí nhớ, điều hòa tinh thần và cả sức khỏe thể chất.

Ngủ quá ít hoặc giấc ngủ kém có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề về thể chất cũng như tinh thần, từ tiểu đường cho đến béo phì. Trên thực tế, các bằng chứng cho thấy rằng mất ngủ có thể làm thay đổi cách cơ thể sử dụng đường, có thể dẫn đến tình trạng đề kháng Insulin (tiền đái tháo đường). Cũng có bằng chứng cho thấy thiếu ngủ làm thay đổi cảm giác ngon miệng, có thể dẫn đến ăn quá nhiều, béo phì, thừa cân.

Nhu cầu về giấc ngủ có thể thay đổi theo tuổi

Nhu cầu ngủ tùy thuộc theo tuổi và khác nhau ở mỗi người. Hầu hết người lớn cần ngủ tối thiểu 7 tiếng mỗi ngày.

Tổ chức giấc ngủ Hoa Kỳ với một hội đồng gồm 18 chuyên gia và trải qua hơn 300 nghiên cứu để xác định thời gian lí tưởng của giấc ngủ theo tuổi:

  • Sơ sinh (1-3 tháng tuổi): 14-17 tiếng.
  • Trẻ 4-11 tháng tuổi: 12-15 tiếng.
  • Trẻ 1-2 tuổi: 11-14 tiếng.
  • Trẻ 3-5 tuổi: 10-13 tiếng.
  • Trẻ 6-13 tuổi: 9-11 tiếng.
  • Thanh thiếu niên 14-17 tuổi: 8-10 tiếng.
  • Người lớn 18-25 tuổi: 7-9 tiếng.
  • Người lớn 26-64 tuổi: 7-9 tiếng.
  • Người già ≥65 tuổi: 7-8 tiếng.

Ảnh hưởng của giới tính

Mặc dù hầu hết cả nam và nữ đều cần ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm, nhưng nữ giới thường ngủ nhiều hơn và ngủ nông hơn, dễ bị gián đoạn giấc ngủ hơn so với nam giới.

Những vấn đề có thể gây gián đoạn giấc ngủ ở nữ bao gồm trầm cảm, những sự kiện lớn trong cuộc sống (ví dụ như ly hôn), mang thai, sự thai đổi hóc-môn liên quan đến mãn kinh, rối loạn giấc ngủ (ví dụ hội chứng ngừng thở khi ngủ), và các vấn đề về sức hỏe khác như viêm khớp, đau lưng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới thường mất ngủ do những căng thẳng trong công việc. Nam giới cũng có khuynh hướng ngủ nhiều hơn họ cần. Ngày nay, chăm sóc con cái và các công việc nhà cũng áp gia tăng thêm những áp lực cho nam giới. Bên cạnh đó, những vấn đề trong cuộc sống cũng gây mất ngủ cho họ như ly hôn, việc làm, con cái, tiền bạc, các vấn đề sức khỏe như bệnh động kinh và bệnh tim, rối loạn giấc ngủ, lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top