Ngưng thở khi ngủ- thường xảy ra ở những người ngáy to-được định nghĩa là những khoảng nghỉ thường xuyên trong khi hít thở. Điều này có thể do tắc nghẽn đường thở hoặc do não bộ quên không kích thích nhịp hô hấp. Khi điều này xảy ra, lượng oxy giảm, CO2 tăng, và tăng huyết áp, nhịp tim, hormone như cortisol khiến nhiều người tỉnh giấc để thở lại.
Ngưng thở khi ngủ liên quan đến nhiều tình trạng mãn tính, thậm chí đột tử. Hãy cùng tìm hiểu mối liên quan giữa ngưng thở khi ngủ với cao huyết áp, bệnh tim, suy tim, đau tim, đột quỵ và đột tử.
Cao huyết áp
Có ước tính rằng 50-70% những người bị ngưng thở khi ngủ bị tăng huyết áp. Điều này làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và những vấn đề sức khỏe khác. Nghiên cứu thử nghiệm trên động vật cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp. Ở những người mắc cao huyết áp khó kiểm soát, một yếu tố có thể góp phần đó là chứng ngưng thở khi ngủ. Điều đáng ngạc nhiên là, 96% nam giới cần sử dụng 3 loại thuốc huyết áp thì đều mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Điều trị hiệu quả với việc sử dụng áp lực dương tính liên tục có thể giúp cải thiện huyết áp tương đương với việc dùng thuốc huyết áp.
Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim
Nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao do nhiều cơ chế. Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến kích hoạt hệ giao cảm. Điều này đóng vai trò trong đáp ứng chống stress. Hiện tượng ngưng thở dẫn đến tăng lượng cortisol, hormone stress, lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ dẫn đến vấnđề với thành mạch máu, gây viêm và các vấn đề điều chỉnh quá trình chuyển hóa và bệnh tiểu đường. Tất cả những điều này có thể gây nên những vấn đề với mạch máu và bệnh mạch vành chính là nguyên nhân chính dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.
Đột quỵ
Theo nghiên cứu, mối liên hệ giữa đột ngụy và ngưng thở khi ngủ có thể mạnh như mối liên hệ giữa hút thuốc và đột quỵ. Có nhiều yếu tố tham gia. Trong lúc ngưng thở, mạch máu trong não giãn khi lượng oxy giảm. Hơn nữa những người có ngưng thở khi ngủ có lượng yếu tố đông máu cao hơn có thể dẫn đến đột quỵ. Khoảng một nửa số người mắc chứng rung nhĩ, nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ, bị ngưng thở khi ngủ góp phần vào những cơn rung nhĩ. Khoảng 40-60% những người có đột quỵ có hiện tượng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Suy tim sung huyết
Khi ngưng thở xảy ra, giảm lượng oxy trong máu có thể khiến mạch máu trong phổi co lại. Điều này làm tăng huyết áp trong mạch phổi, và theo thời gian dẫn đến suy tim phải. Huyết áp cao là yếu tố chính góp phần dẫn đến suy tim trái. Một số nghiên cứu cho thấy 37% những người bị suy tim có thể bị ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể tăng nguy cơ tử vong.
Đột tử
Một nghiên cứu trên bệnh nhân đột tử có vẫn đề về giấc ngủ cho thấy gần một nửa số bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ chết trong các giờ từ nửa đêm đến 6 giờ sáng, so với 21% ở những người không có ngưng thở khi ngủ. Có thể những người này đột tử trong quá trình ngưng thở. Những cái chết này có thể do khó thở gây nên loạn nhịp tim, đau tim và đột quỵ.
Tin tốt
Tin tốt đó là có những điều trị tích cực cho ngưng thở khi ngủ và điều này có thể giúp loại bỏ những nguy cơ liên quan đến các bệnh khác. Cải thiện giấc ngủ, chức năng hằng ngày và sức khỏe lâu dài bằng cách tìm liệu pháp bạn điều trị ngưng thở khi ngủ mà bạn có thể duy trì.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh