Trẻ nhỏ cũng có thể bị run tay, run vô căn. Nguyên nhân là do tình trạng run di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Trên thực tế, điều này xảy ra với 5% dân số thế giới. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tình trạng run vô căn, run tay có thể bắt đầu sớm nhất ở độ tuổi trẻ lên 8.
Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng run tay ở trẻ nhỏ được kể đến như sau:
Run vô căn:
Run vô căn thường gặp ở người trưởng thành nhưng cũng có thể khởi phát ngay từ khi còn nhỏ, thường là trong gia đình cũng có cha/mẹ/ông/bà bị run. Bệnh run vô căn ở trẻ nhỏ chủ yếu ảnh hưởng tới bàn tay, khiến đôi tay khó kiểm soát. Có 2 dạng run tay chủ yếu: Run động (cơn run chỉ xuất hiện khi bé cử động tay) và run tư thế (cơn run trở nên rõ ràng hơn khi bé giơ thẳng hai tay). Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp phải cả hai dạng run tay này. Ngoài run tay, trẻ bị run vô căn cũng có thể bị run đầu, giọng nói, chân…
Run sinh lý:
Đây là một dạng run nhẹ, không có nguyên nhân cụ thể. Chứng run sinh lý có thể ảnh hưởng tới tất cả các nhóm cơ, đặc biệt tại bàn tay và trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ thấy mệt mỏi, xúc động, hạ đường huyết, ngộ độc kim loại… Tuy nhiên, cơn run sinh lý thường diễn ra nhanh và không gây khó chịu cho bé.
Rối loạn trương lực cơ:
Run thường được kích hoạt khi trẻ di chuyển, hoặc ở một tư thế nhất định nào đó. Trong trường hợp này nên giúp bé thư giãn các cơ bị ảnh hưởng để giảm tình trạng run.
Tổn thương tiểu não:
Run trong bệnh tiểu não có đặc điểm là run chậm, xảy ra khi trẻ thực hiện các hoạt động có chủ đích (như bấm chuông cửa). Những nguyên nhân phổ biến gây tổn thương tiểu não ở trẻ em bao gồm đa xơ cứng, đột quỵ và có khối u. Thông thường, cơn run sẽ xảy ra ở nửa cơ thể cùng phía với vùng não bộ bị tổn thương.
Các nguyên nhân khác:
Trong một số trường hợp, run tay ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa như cường giáp, hạ đường huyết. Do đó, bạn nên chú ý tới những bệnh nền khác nếu thấy con bị run tay, run không kiểm soát.
Chứng run tay ở trẻ nhỏ có thể khiến bé gặp khó khăn khi cầm nắm các vật nóng (đặc biệt là cốc nước), uống nước từ cốc, dùng thìa, viết/vẽ, chơi nhạc cụ… Không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, run tay còn ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
Cha mẹ nên cho bé đi khám và có hướng điều trị phù hợp, tránh để trẻ thấy tự ti, lo lắng. Các bác sỹ thường làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây run ở trẻ. Nếu tình trạng run tay ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của trẻ (ví dụ như khi viết, vẽ), có thể xem xét cho trẻ điều trị bằng thuốc chẹn beta để giảm run. Tình trạng run nghiêm trọng hơn sẽ cân nhắc tới phẫu thuật, nhưng không khuyến khích ở trẻ nhỏ.
Bố mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ tránh các yếu tố gây run như sử dụng các chất kích thích có chứa caffeine như soda, nước tăng lực...
Song song với việc đi khám và điều trị, nhiều cha mẹ đã đã sử dụng y học cổ truyền giúp làm giảm chứng run giật ở trẻ em khá hiệu quả. Họ ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ thảo dược có công dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng và bồi bổ thần kinh, giúp não bộ phát triển bình thường, qua đó làm giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường ở trẻ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh