Đau nửa đầu vùng thái dương là triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ ai, trong bất kỳ thời điểm nào của cuộc đời, đau nửa đầu gây nhiều phiền toái cho người bệnh, do đó tìm hiểu về nguyên nhân gây đau nửa đầu vùng thái dương và loại bỏ những nguy cơ nhiễm bệnh có vai trò quan trọng.
Cơn đau thường có liên quan đến việc tổn thương cũ như tiền sử chấn thương xương hàm mặt, hoặc do tật nghiến răng. Khi bị đau cơ nhai, người bệnh có giảm đau âm ỉ ở các vùng thái dương và trước dái tai, đau tăng khi cử động hàm khi nhai thức ăn.
Đau đầu từng cơn cũng gây nên triệu chứng đau vùng thái dương, người bệnh có cảm giác giật giật, có khi đau nhói vài giây dữ dội. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như chảy nước mắt, nhức mắt, chảy nước mũi cùng bên, cơn đau kéo dài thành từng chuỗi trong ngày và hàng tuần liền.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 40 tuổi trở đi, đây là hậu quả của bệnh viêm mạn tính các mạch máu ở sọ não, thường là ở động mạch thái dương. Thăm khám thực thể sẽ thấy động mạch thái dương cứng, đau.
Chứng đau nửa đầu vùng thái dương có thể khởi phát do bị đau dây thần kinh tam thoa, phổ biến gặp ở phụ nữ tuổi trên 50, cơn đau xuất hiện đột ngột, cảm giác cơ vùng thái dương giật giật kèm theo đau tăng khi sờ vào vùng đau hoặc khi ăn. Thường cơn đau chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giây rồi hết đau hoàn toàn.
Người bị đau nửa đầu vùng thái dương thường là do bị đau khớp thái dương hàm – Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do di chuyển đĩa khớp và viêm khớp. Đau khớp thái dương hàm còn có thể gặp trong viêm khớp, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp.
Chứng đau mặt gây đau nửa đầu vùng thái dương không điểm hình, bệnh thường gặp ở nữ giới ngoài 40 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là đau mặt nhưng khám tai mũi họng, thần kinh không thấy tổn thương, bệnh thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh