Những dấu hiệu cho biết bạn đang nghiện cà phê

Nội dung

Không thể khởi đầu ngày mới nếu thiếu cà phê: Nếu không thể làm hay nói gì trước khi uống 1-2 cốc cà phê vào buổi sáng, bạn đang gặp vấn đề. Suy cho cùng, caffeine là một chất kích thích. Đó là lý do nhiều người phụ thuộc vào chúng để cảm thấy tỉnh táo sau khi thức dậy.

Caffeine kích thích các thụ quan dopamine trong não, giống như các chất gây nghiện tuy không nghiêm trọng bằng. Do đó, cơ thể sẽ phản ứng khi bạn không nạp vào một lượng caffeine trong khoảng thời gian như thói quen. 

Mức chịu đựng caffeine cao: Như các chất kích thích khác, càng uống nhiều caffeine, cơ thể bạn càng quen với chúng. Vì vậy, cơ thể bạn sẽ ngày càng cần nhiều cà phê để duy trì mức tỉnh táo như ban đầu. 

Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng chỉ đối với những người không quen dùng loại đồ uống này. Khi mức caffeine ngày càng tăng - vượt quá mức trung bình 400 mg một ngày, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Khó đi vệ sinh khi không uống cà phê: Caffeine có tác động trực tiếp tới hệ bài tiết. Nhiều người có thói quen đi vệ sinh sau khi uống cốc cà phê đầu tiên trong ngày, đến mức điều này trở thành một thói quen cho cơ thể.

Khi bạn không uống cà phê, mọi thứ sẽ xáo trộn và có thể diễn ra tình trạng táo bón. Bạn cần bổ sung thêm nước và chất xơ để giảm dần ảnh hưởng của cà phê với đường ruột

Tim đập loạn nhịp khi không uống cà phê: Việc uống quá nhiều cà phê thường khiến tim đập nhanh hơn, đó là lý do những người có vấn đề về tim mạch thường uống cà phê đã tách bỏ caffeine

Khi ngừng uống cà phê, tim của bạn sẽ bị “hẫng”, khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên đáng kể. Do đó, bạn nên giảm lượng cà phê một cách từ từ thay vì bỏ hẳn một cách đột ngột, tránh cho cơ thể bị sốc.

Tâm trạng buồn bực khi ngừng uống: Tuyệt vọng và buồn bã là dấu hiệu thường thấy trong giai đoạn đầu cai cà phê. Nghiên cứu cho thấy 8-11% người thường xuyên uống cà phê trải nghiệm triệu chứng tuyệt vọng và lo âu khi không dùng loại đồ uống này.

Nguyên nhân cơ bản của việc này là cà phê ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, theo đó cũng ảnh hưởng tới tâm trạng. Một phần khác là do cơ thể đã quen với cảm giác kích thích của caffeine, do đó khi thiếu sẽ gây ra phản ứng tiêu cực và tâm trạng buồn bực

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top