Tràn dịch màng bụng có thể do nhiều nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của triệu chứng này cũng phụ thuộc vào nguyên nhân. Người bệnh sẽ có triệu chứng nôn mửa, cảm giác nặng bụng,...
Chọc dịch màng bụng là một thủ thuật nhỏ để lấy dịch bụng xét nghiệm kiểm tra.
Bệnh nhân được hướng dẫn tư thế nằm ngửa, co hai chân trong suốt quá trình thực hiện. Bác sĩ sẽ sử dụng một kim y tế đặc biệt, cho phép đi sâu tới khoang màng bụng và hút dịch. Vị trí chọc kim được xác định, sau đó cần thực hiện sát trùng, trải khăn và gây tê từng lớp.
Từ da, tổ chức dưới da đến thành màng bụng cần gây tê để không gây đau đớn. Khi gây tê thành công, kim được chọc vuông góc với thành bụng, bệnh nhân thường không có cảm giác đau đớn gì. Sau khi hút thử kiểm tra, khoảng 50 ml dịch màng bụng sẽ được hút kín, chia vào các ống nghiệm để thực hiện các phân tích khác nhau.
Nếu lượng dịch lấy không đủ hoặc cần xét nghiệm bổ sung, thủ thuật chọc dịch màng bụng có thể thực hiện lại sau 24 - 48 giờ. Vị trí chọc dịch cần được sát khuẩn và bao phủ cẩn thận tránh nhiễm trùng. Đồng thời, nhiệt độ cơ thể, huyết áp cần được theo dõi trong suốt quá trình lấy dịch và sau đó.
Dịch màng bụng cần được thực hiện nhiều xét nghiệm phân tích bao gồm: cấy vi sinh, đếm tế bào, đo lượng protein toàn phần, lượng albumin, nhuộm gram,… để tìm ra nguyên nhân bệnh lý và đánh giá chính xác mức độ bệnh.
Nếu lượng hồng cầu cao, từ 10.000 đơn vị/microlit thì dịch sẽ ngả hồng, lớn hơn 20.000 đơn vị/microlit thì dịch ngả màu đỏ.
Nguyên nhân khiến dịch màng bụng có màu hồng hoặc đỏ là do bệnh lý ác tính hoặc trong quá trình chọc dịch đã chạm vào mạch máu. Để kiểm tra máu do lẫn trong quá trình chọc dịch hay do bệnh lý, kiểm tra tính đồng nhất của máu và khả năng đông sẽ được thực hiện. Nếu dịch có máu đồng nhất, đông lại thì máu do chọc dịch nhầm vào mạch. Nếu dịch đồng nhất nhưng không đông thì nguyên nhân do bệnh lý. Nếu dịch đục có mủ thì khả năng cao do nhiễm trùng.
Trung bình, trong dịch màng bụng có khoảng <250 bạch đầu đa nhân và <500 bạch đầu trên mỗi microlit. Số tế bào bạch cầu này sẽ tăng cao hơn trong bệnh lý nhiễm trùng, viêm phúc mạc, lao hoặc ung thư di căn.
Xét nghiệm này cho phép xác định và phân loại nguyên nhân gây tràn dịch màng bụng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay không. Cần so sánh định lượng albumin trong dịch màng bụng và huyết thanh ở cùng thời điểm lấy để xem xét mức độ chênh lệch.
Kết quả xét nghiệm định lượng albumin màng bụng có độ chính xác cao, khả năng phân loại đạt tới 97%.
Albumin chỉ là một trong các loại protein có trong màng bụng, xét nghiệm protein toàn phần kết hợp với xét nghiệm albumin giúp đánh giá và tìm nguyên nhân dễ dàng hơn. Dịch màng bụng được phân loại là dịch tiết nếu lượng protein trên 2,5 g/dL. Tuy nhiên mức độ chính xác trong phân loại chỉ đạt khoảng 56%, cần kết quả xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.
Xét nghiệm tế bào học dịch màng bụng đặc biệt có ý nghĩa trong xác định nguyên nhân do ung thư gây ra. Độ nhạy trong xác định phết tế bào này đạt khoảng 58 - 75%.
Dịch màng bụng ngay sau khi lấy phải được bơm ngay vào chai cấy máu thì mới đạt độ nhạy cao, khoảng 92% trong phát hiện vi khuẩn. Nhuộm gram chỉ phát hiện được khoảng 10% các trường hợp nhiễm trùng dịch màng bụng.
Mật độ trung bình của vi khuẩn trong dịch màng bụng cho phép nhuộm gram cần đạt tối thiểu là 10.000 vi khuẩn/ml. Trong viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn, mật độ yêu cầu là 1 vi khuẩn/ml.
Kết quả xét nghiệm dịch màng bụng có ý nghĩa trong:
Nhiều trường hợp bụng to không phải do tràn dịch màng bụng, cần chẩn đoán cẩn thận trước khi quyết định hút dịch bụng và xét nghiệm như:
Bụng to do béo phì: Đặc điểm là da bụng dày, rốn lõm, khi gõ lên bụng không có hiện tượng âm thanh trong ở trên, đục ở dưới.
Bụng to do phù nề: khi da bụng bị phù nề gây bụng to, có thể nhận biết bằng cách ấn ngón tay vào da bụng. Sau khi ấn da sẽ có vết lõm lâu phục hồi.
Bụng to do chướng hơi: Nhận biết bằng cách gõ vào thành bụng, sau gõ không thấy có dấu hiệu sóng vỗ.
Bụng to do mang thai: Nhận biết bằng các dấu hiệu thai nghén và siêu âm.
Bụng to do u nang buồng trứng: Khối u thường khiến kích thước bụng tăng lên, tập trung ở vùng trên chứ không gây to cả hai bên như tràn dịch màng bụng. Khi sờ vào bụng có thể sờ thấy khối u.
Bụng to do cầu bàng quang: Có triệu chứng bí tiểu, khó tiểu.
Xem thêm: Những điều cần biết về cổ trướng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh