Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị suy nhược thần kinh

Hiện nay, cụm từ này không được dùng phổ biến nữa. Các chuyên gia tâm lý không còn dùng những cụm từ chung chung nữa mà mục tiêu của họ là xác định vấn đề cụ thể (chẳng hạn trầm cảm, rối loạn hoảng sợ hoặc tâm thần phân liệt v.v…) bị gây ra bởi những thứ như “khủng hoảng cảm xúc”, “khủng hoảng sức khỏe tinh thần” hoặc “suy nhược tâm thần”.  Một số chuyên gia phân loại suy nhược tâm thần như là một dạng của rối loạn lo âu. Những dạng suy nhược đó thường là dấu hiệu cũng những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được giải quyết.

Suy nhược tâm thần là khoảng thời gian một người có nhiều cảm xúc trầm cảm, stress, hoặc  lo lắng dẫn đến mất khả năng cho hoạt động thường nhật. Bệnh nhân sẽ cảm thấy không chịu nổi về cảm xúc, họ có thể cảm thấy cuộc sống vô vọng và bản thân trở nên “phát điên”.  

Bạn có vấn đề tinh thần khó kiểm soát.

Bất kì ai cũng có thể bị khủng hoảng tâm lý, nhiều khả năng khủng hoảng đó đi kèm rối loạn sức khỏe tâm thần tiềm tàng. Vì vậy nếu bạn đã bị trầm cảm, lo âu hay các vấn đề khác, đừng nên coi nhẹ. Bạn nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn và báo cáo tình hình ngay khi cảm thấy phương pháp điều trị hiện thời không hiệu quả.

Bạn lạm dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích (bao gồm một số thuốc theo kê đơn).

Lạm dụng chất và suy sụy tâm thần thường đi kèm với nhau. Bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia để thoát khỏi tình trạng nghiện và phục hồi tâm thần và thể chất trở về bình thường.

Các sự kiện gần đây khiến bạn căng thẳng.

Đó có thể là bệnh tật , ly hôn, hay bị sa thải v.v…Không yếu tố nào có thể trực tiếp khiến bạn suy sụp tinh thần, nhưng chúng có thể làm tăng nguy cơ. Nếu bạn cảm thấy cơn stress đang đẩy mình đến bờ vực, hay bạn lo lắng đến nỗi mất ăn mất ngủ - hãy đi khám càng sớm càng tốt. Trong trường hợp đó, ngay cả những người không thường lo âu hay trầm cảm cũng có thể không vượt qua được cơn khủng hoảng tinh thần. 

Bạn bị hoảng loạn hoặc nghĩ đến tự tử.

Cơn hoảng loạn có thể là một dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt nếu chúng xảy ra thường xuyên trong một khoảng thời gian ngắn. Suy sụp tinh thần thường đến trước cùng cảm giác tăm tối và lo lắng, có thể thêm cả suy nghĩ tự tử, hoặc trạng thái kích thích quá mức (hyperarousal)—cảm thấy căng thẳng hoặc kích thích quá mức là kết quả khi hệ thần kinh ở trạng thái “chiến đấu hay bỏ chạy”.

Bạn thấy tê liệt cảm xúc.

Một số người khi suy sụp đến đỉnh điểm sẽ cảm thấy tê liệt, không còn cảm xúc nhiều về những việc xung quanh. Khi đó họ sẽ không quan tâm vẻ bề ngoài của mình, mất hứng thú với các hoạt động ưa thích, và cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè. Đó là dấu hiệu của trầm cảm và có thể là khủng hoảng tinh thần.

Cuộc sống bình thường trở nên khó khăn.

Ngay cả những công việc nhỏ nhặt hàng ngày cũng trở nên khó khăn và các tình huống xã hội trở nên nặng nề. Cảm giác này có thể đến đột ngột hoặc tích tụ chầm chậm theo thời gian, do cảm giác lo lắng và stress tích lũy.

Vì phần lớn suy sụp tinh thần có liên quan đến stress, các phương pháp như thiền, luyện tập và yoga có thể giúp khắc phục tình hình. Tuy nhiên nếu bạn thực sự đã đến giai đoạn khủng hoảng, đừng cố giải quyết một mình hoặc hi vọng nó sẽ tự qua đi. Lý tưởng là chuyên gia tâm lý có chuyên môn sẽ giúp bạn nhận ra căn nguyên vấn đề tâm lý và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top