✴️ Những điều cần biết về hội chứng mệt mỏi mãn tính (P1)

Nội dung

Có khoảng 17 - 24 triệu người trên toàn thế giới mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS).

Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính cần được hỗ trợ từ y tế để giúp giảm bớt các triệu chứng và có thể cần phải có một số thay đổi trong cuộc sống hàng ngày nhằm làm giảm tác động của tình trạng này.

Không có cách chữa trị triệt để, vì vậy việc điều trị thường có xu hướng tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng.

Triệu chứng

Hội chứng mệt mỏi mãn tính diễn ra vô cùng phức tạp và có thể tác động đến nhiều hệ thống và chức năng của cơ thể.

Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Nhiều trong số các triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự như các tình trạng bệnh lý khác khiến cho việc chẩn đoán chính xác trở nên khó khăn.

Triệu chứng chính

Các triệu chứng chính của hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể không giống nhau hoàn toàn ở tất cả mọi người, nhưng để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính cần lưu ý 3 trong số các triệu chứng chính sau đây.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là biểu hiện sự thiếu hụt năng lượng. Việc xác định mức độ thường dựa vào sự so sánh khả năng thực hiện các hoạt hằng ngày trong thời điểm hiện tại và trước khi bắt đầu hội chứng mệt mỏi mãn tính bắt đầu. Mệt mỏi trong hội chứng này thường kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn.

Không thể chẩn đoán xác định là hội chứng mệt mỏi mãn tính khi chỉ dựa vào sự mệt mỏi của một cá nhân vào một thời điểm trong ngày. Người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể không kết thúc được sự mệt mỏi này. Một số người có thể ngủ, nghỉ nhiều, có cảm giác không muốn ăn uống có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn.

Sự mệt mỏi trong hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể nghiêm trọng đến mức có thể gây hạn chế trong các hoạt động hàng ngày.

          hội chứng mệt mỏi mãn tính

Khó chịu sau gắng sức

Khó chịu sau gắng sức (PEM) là một triệu chứng chính khác của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Khi một có triệu chứng này tham gia vào quá nhiều hoạt động thể chất hoặc tinh thần, họ sẽ gặp các triệu chứng khác xấu đi trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó và thường sẽ cảm thấy kiệt sức khi hồi phục.

Người mắc phải triệu chứng này có thể tưởng tượng giống như hình ảnh pin đang đầy sau đó bị cạn kiệt ngay lập tức. Khi cố gắng quá sức, tình trạng này có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính phải tự kiểm soát hoạt động của mình để tránh bị quá sức.

Rối loạn giấc ngủ

Những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ hay ngủ không ngon giấc. Người bệnh thức dậy với cơ thể mệt mỏi mặc dù đã nghỉ ngơi sau một đêm dài. Có một số tình trạng rối loạn giấc ngủ có khả năng dẫn đến tình trạng trên bao gồm:

  • Khó ngủ hoặc mất ngủ;
  • Ngủ quá nhiều;
  • Ngưng thở khi ngủ;
  • Giấc ngủ nông - rối loạn khiến người mắc phải không bao giờ bước vào giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ;
  • Giấc ngủ bị phân mảnh - thường xuyên thức dậy và thiếp đi;
  • Thay đổi thời gian ngủ - người mắc phải có thể không ngủ được cho đến khi trời sáng;
  • Co thắt không tự chủ ở chân hoặc cánh tay;
  • Hội chứng chân không yên;
  • Xuất hiện những cơn ác mộng làm gián đoạn giấc ngủ;
  • Đổ mồ hôi trộm.

Cùng với 3 triệu chứng chính ở trên, 1 hoặc cả 2 điều sau đây cũng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính:

Suy giảm nhận thức

Khó khăn trong việc suy nghĩ có thể xảy ra dưới nhiều hình thức ở những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính. Những người bị suy giảm nhận thức có thể có vấn đề về trí nhớ. Việc suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề đơn giản cũng có thể làm suy giảm nghiêm trọng mức năng lượng ở một người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Những người khác mắc hội chứng này có thể bị lúng túng trong các vấn đề quen thuộc chẳng hạn như vị trí đặt các vật dung trong nhà, đường đi quanh khu phố họ đang ở. Những người này cũng có thể cần phải cố gắng rất nhiều để ghi nhớ phương hướng, tên hoặc thậm chí là các hướng dẫn đơn giản bằng văn bản. Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể gây ra mức độ suy giảm nhận thức khác nhau ở những người khác nhau.

Hạ huyết áp tư thế đứng

Đây là những triệu chứng xảy ra khi chuyển từ nằm ngửa sang ngồi hoặc đứng như chóng mặt, xây xẩm, mất thăng bằng.

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác được biết đến là xảy ra với hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm:

Đau

Hầu hết tất cả những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính đều xuất hiện tình trạng đau, khó chịu từ đau đầu, chuột rút nhẹ cho đến đau dữ dội. Những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính thường mô tả cảm giác là đau nhức một chỗ hoặc đau nhức chung ở cả cơ và khớp. Cơn đau này có thể xảy ra ở một khu vực sau đó lan sang vùng khác. Trong đó, đau đầu là tình trạng khá phổ biến. Các kiểu đau khác cũng rất phổ biến như: đau kiểu đâm đốt, đau nhói hay đau có kèm theo ngứa ran.

Một số người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính cũng có thể rất nhạy cảm với ánh sáng, tiếp xúc, hoặc thay đổi nóng hoặc lạnh.

Các triệu chứng khác

Có nhiều triệu chứng có thể khác của hội chứng mệt mỏi mãn tính, ở mức độ nghiêm trọng và có thể khác nhau ở người này và người khác. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau họng;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Co giật cơ bắp;
  • Phát ban.
  • Xuất hiện các vết loét;
  • Có cảm giác lo lắng hoặc hoảng loạn;
  • Phiền muộn;
  • Căng thẳng cực độ;
  • Chóng mặt;
  • Các triệu chứng tương tự như cúm;
  • Nói lắp, nói sai từ;
  • Nhiệt độ cơ thể bất thường;
  • Tê bì;
  • Ù tai;
  • Triệu chứng cáu gắt tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS);
  • Thay đổi về giác quan ví dụ như các vấn đề thị giác;
  • Giảm ham muốn hoặc bất lực tình dục;
  • Rụng tóc;
  • Thay đổi về cân nặng;
  • Tim đập nhanh;
  • Đau ngực;
  • Co giật;
  • Tê liệt. 

Xin xem tiếp: Hội chứng mệt mỏi mạn tính phần 2

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top