Xem lại: Những điều cần biết về mệt mỏi mạn tính phần 1
Hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân nào gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính.a Mỗi tác nhân gây ra rối loạn có thể khác nhau ở mỗi người. Một trong các tác nhân thường gặp như cảm cúm hay căng thẳng cực độ có thể gây nên hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hiện vẫn còn nhiều suy đoán xung quanh hội chứng mệt mỏi mãn tính và nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác định nguyên nhân.
Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính, chẳng hạn như mức độ căng thẳng, tuổi tác và giới tính.
Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ, phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính cao gấp 2-4 lần so với nam giới.
Một số nhà nghiên cứu đang nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi chức năng hệ thống miễn dịch có thể có mối liên hệ với hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục thực hiện về các yếu tố nguy cơ phát triển hội chứng mệt mỏi mãn tính và xem mỗi yếu tố này như là một điều kiện. Những yếu tố này không nhất thiết gây ra bệnh, nhưng dường như có một mối liên kết vẫn chưa được khám phá giữa chúng.
Một lộ trình chặt chẽ nhằm chẩn đoán những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính là rất quan trọng nhưng việc thiết lập là rất khó khăn. Bác sĩ có thể không phát hiện được một số triệu chứng hoặc có thể nhầm lẫn chúng với các triệu chứng của các rối loạn khác. Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính thường được xác định bằng cách loại bỏ các rối loạn khác. Vì vậy, việc chẩn đoán tình trạng này cần phải có một thời gian dài.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học báo cáo đã tìm thấy các phân tử cụ thể xảy ra ở mức độ thay đổi trong mẫu máu của những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, không có một xét nghiệm nào giúp xác nhận chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Các phương pháp điều trị hiện tại không thể chữa khỏi mọi người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Đối với hầu hết các trường hợp, liệu trình điều trị chỉ giúp giảm nhẹ hoặc kiểm soát một số triệu chứng nhất định.
Vì các triệu chứng khác nhau tùy theo từng cá nhân, vì vậy không có một phương pháp nào chung được áp dụng cho tất cả mọi người. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác nhau để giúp kiểm soát các triệu chứng riêng lẻ, đặc biệt là các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính có xu hướng rất nhạy cảm với hóa chất và thuốc. Do đó, bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào cũng có thể gây ra phản ứng không mong muốn. Sử dụng thuốc với liều thấp và tăng dần giúp bác sĩ theo dõi chặt chẽ mọi tác dụng phụ và tìm ra liều thấp nhất có hiệu quả để giảm đau.
Một số phương pháp điều trị thử nghiệm cũng có sẵn để điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính. Các loại thuốc bao gồm rituximab và Ampligen có thể giúp điều trị một thành phần của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Những loại thuốc này tập trung vào các vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống miễn dịch có thể liên quan đến hội chứng.
Sự thành công của mỗi phương pháp điều trị có thể rất khác nhau và phần lớn phụ thuộc vào các triệu chứng xảy ra đối với người cụ thể đó.
Đối với nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính, thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng. Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính phải tìm cách kiểm soát mức độ hoạt động của họ. Người bệnh có thể cần lên kế hoạch và trải đều các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phải tránh các hoạt động liên quan đến nhiều nỗ lực.
Tùy thuộc vào các triệu chứng hiện tại, các phương pháp điều chỉnh cuộc sống hàng ngày với hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm:
Trước đây, nhiều người xung quanh có sự hiểu nhầm hội chứng mệt mỏi mãn tính. Thậm chí, nhiều bác sĩ xem đây là tình trạng “lười biếng” hay không sẵn lòng làm việc.
Gần đây, qua nhiều nghiên cứu, cộng đồng y khoa hiểu rằng hội chứng mệt mỏi mãn tính là một rối loạn phức tạp làm thay đổi cuộc sống. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các cách mới để chẩn đoán và điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính, cũng như cải thiện sự hiểu biết của những người mắc bệnh về cách họ có thể tự kiểm soát tình trạng này.
Hiện những hiểu biết về hội chứng mệt mỏi mãn tính vẫn còn rất hạn chế. Tình trạng này ảnh hưởng đến một loạt các hệ thống và thường gây ra sự mệt mỏi dữ dội, không thể hồi phục, khó chịu sau khi gắng sức về thể chất hoặc tinh thần và rối loạn giấc ngủ đồng thời có thêm nhiều các triệu chứng khác xuất hiện.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng trên có liên quan với rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Cần loại trừ các tình trạng bệnh lý khác để xác định hội chứng này, do đó việc chẩn đoán một người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính thường phức tạp.
Thuốc thường giúp điều trị một số triệu chứng nhất định và các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ. Ngoài ra, những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính phải chú ý kiểm soát lối sống của bản thân để thích ứng với tình trạng cạn kệt năng lượng sau khi hoạt động hay suy nghĩ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh