Phương pháp giúp làm giảm chứng giật mí mắt

Nội dung

Nếu bạn từng bị giật mi mắt, bạn chắc chắn có thể hiểu nó gây nên cảm giác khó chịu như thế nào. Giật mi mắt, là sự co cơ mi mắt không chủ ý và hầu hết đều ảnh hưởng đến mi dưới.  Điều trị giật mi mắt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.

Nguyên nhân

  • Giật mi mắt nhỏ thường gây ra bởi:
  • Căng thẳng
  • Caffeine
  • Mệt mỏi
  • Dị ứng
  • Khô mắt
  • Dinh dưỡng kém
  • Các vấn đề về thị lực (các tật khúc xạ không được điều trị)

Các cơn co giật mi mắt nghiêm trọng có thể kéo dài đến vài tuần. Co giật thường liên quan đến chứng co thắt mi mắt. Sự xuất hiện của chứng co thắt mi mắt đôi khi có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và cũng có những thời điểm khác có thể liên quan đến một số loại thương tật hoặc bệnh lý thần kinh hoặc vấn đề về mạch máu đến dây thần kinh mặt. Chứng co giật mi mắt nặng nên được đánh giá bởi bác sĩ nhãn khoa thần kinh.

 

Những bước cần thực hiện khi bị co giật mi mắt

1. Xác định mức độ nghiêm trọng của cơn co giật: Cơn co giật của bạn ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng? Co giật mi mắt mức độ nhẹ là co thắt mí mắt không thể kiểm soát mà có thể biến mất sau khoảng 2 đến 3 ngày. Sự co giật mí mắt nghiêm trọng kéo dài lâu hơn và thường không biến mất. Mí mắt có thể co bóp mạnh đến nỗi toàn bộ mắt mở và đóng hoàn toàn, lặp đi lặp lại. Khi giật mi mắt trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và nó có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn. (Nếu bạn bị giật mi mắt ở mức nghiêm trọng, vui lòng chuyển đến bước 7).

2. Thư giãn. Cố gắng loại bỏ căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

3. Hạn chế lượng cafein.

4. Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều và nghỉ ngơi thường xuyên khi dùng máy tính.

5. Chườm ấm vào mắt bị co giật và nhẹ nhàng xoa mí mắt bằng ngón tay của bạn.

6. Thử các loại thuốc kháng histamine dạng uống hoặc dạng nhỏ mắt để giảm thiểu các cơn co thắt mí mắt.

7. Nếu co giật mí mắt ở mức nghiêm trọng hoặc co giật kéo dài hơn vài ngày, hãy tìm đến bác sĩ nhãn khoa. Điều trị co giật mắt ở mức nghiêm trọng có thể bao gồm tiêm Botox để làm tê liệt các cơ mắt, dùng thuốc để thư giãn các cơ hoặc phẫu thuật.

 

Lời khuyên

1. Hầu hết các cơn giật mi mắt đều không có hại và có xu hướng tự mất đi.

2. Đôi khi, co giật mi mắt ở mức nghiêm trọng có thể báo hiệu một chứng rối loạn mở mức trầm trọng hơn. Khi đó, tốt nhất là bạn nên tìm đến với bác sĩ nhãn khoa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top