✴️ Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị ai cũng nên biết

Nội dung

1. Rối loạn giấc ngủ không đơn thuần chỉ có mất ngủ

Nhiều người vẫn tưởng rằng rối loạn giấc ngủ chỉ có mất ngủ. Tuy nhiên, mất ngủ chỉ là một dạng điển hình của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Ngoài mất ngủ, hội chứng rối loạn giấc ngủ về cơ bản còn gồm 2 dạng nữa là: rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ (hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ nhịp sinih học CRSD) và chứng ngủ rũ (hay ngủ nhiều).

1.1 Mất ngủ

Giấc ngủ của một người trưởng thành bình thường tầm khoảng 7-8 tiếng/mỗi đêm. Mất ngủ là tình trạng người bệnh ngủ ít hơn bình thường (có người chỉ ngủ được 3-4 tiếng mỗi đêm) thậm chí không thể ngủ được. Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ (thời gian đi vào giấc ngủ lâu), khó ngủ sâu giấc, dễ bị tỉnh.

1.2 Rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ

Mọi sự gián đoạn trong nhịp sinh học giấc ngủ của một người đều khiến họ gặp cản trở trong quá trình ngủ. Điền hình như: ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng, giật mình khó ngủ tiếp, ngủ hay mê sảng dẫn tới nói mơ, mộng du (ngủ đi rong hoặc chứng miên hành), ngưng thở khi ngủ,…

1.3 Ngủ rũ (ngủ nhiều)

Người bệnh luôn trong tình trạng thèm ngủ, có thể ngủ đến 12 tiếng mỗi ngày và thường ngủ nhiều vào thời gian ban ngày. Người bệnh có thể đang làm việc, nói chuyện nhưng một lúc đã ngủ gà ngủ gật, khi tỉnh dậy cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ.

Nếu như mất ngủ hay gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, những người mắc bệnh nền đang trong quá trình điều trị hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc. Rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ thường gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi, trẻ em (rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ).

Ngủ nhiều thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người phải làm công việc áp lực về thời gian trong thời gian dài, người nghiện rượu hoặc hệ thần kinh kém.

Rối loạn giấc ngủ về cơ bản còn gồm 3 dạng: mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ (hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ nhịp sinih học CRSD) và chứng ngủ rũ (hay ngủ nhiều).

Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ngày nay càng có nhiều người trẻ tuổi rơi vào tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Ngoài nguyên nhân do bệnh lý gây ra, người trẻ tuổi có thể mất ngủ do: sử dụng điện thoại (xem tivi, chơi game, lướt web…) quá lâu, lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, café,…), stress (tâm lý lo lắng, căng thẳng,…), môi trường ô nhiễm (tiếng ồn, ánh sáng, không khí…).

 

2. Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả

Như vậy, mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu bạn có kiến thức về hội chứng này, sẽ giúp bạn đưa ra hướng xử trí tốt, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, đồng thời tránh được hậu quả do những sai lầm khi xử trí không đúng cách.

Rối loạn giấc ngủ tuy không phải “hung thủ” trực tiếp dẫn đến tử vong nhưng đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, trầm cảm, đột quỵ… về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.1 Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả bằng thuốc

Bạn nên đến thăm khám với bác sĩ, qua khám lâm sàng bác sĩ sẽ xác định được tình trạng, có thể chỉ định thăm khám cận lâm sàng (chụp chiếu, xét nghiệm) cần thiết để chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Hiện nay, để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc được phép sử dụng trong điều trị và cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ cho người bệnh.

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ: Benzodiazepin, Estazolam,Temazepam, Flurazepam, Triazolam, Clorazepat,.. có thể được bác sĩ cân nhắc sử dụng, tùy thuộc vào từng tình trạng rối loạn giấc ngủ từ nhẹ đến nặng.

Ngoài ra, nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng cũng được cân nhắc sử dụng trong quá trình điều trị bệnh nhân rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên môn có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc an thần, hoặc một số loại thuốc khác có tác dụng cắt cơn hoặc điều trị nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh.

Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị. Nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Việc làm dụng thuốc an thần chỉ làm tăng khả năng ức chế hoạt động của não và có nguy cơ lệ thuộc vào thuốc, tăng các tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

2.2 Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ tốt hơn. Đặc biệt, đối với các trường hợp rối loạn giấc ngủ do stress, căng thẳng, do yếu tố môi trường tác động, do bệnh trầm cảm,…

Tập yoga, tập dưỡng sinh, thiền, gặp gỡ và trò chuyện cùng với bác sĩ tâm lý, chủ động thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, tham gia các hoạt động với bạn bè để giải tỏa các bực bội, khó chịu, luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, có thể xoa bóp, bấm huyệt để giúp cơ thể thư giãn cũng là một giải pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Liệu pháp tâm lý có thể giúp làm giảm triệu chứng mất ngủ, đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp người bệnh bị rối loạn giấc ngủ do stress, căng thẳng.

Lời khuyên cho bạn là ngay khi có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên môn để hiểu hơn về rối loạn giấc ngủ và điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ mất ngủ mạn tính.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top