✴️ Rối loạn thần kinh thực vật phải làm sao?

Nội dung

1. Rối loạn thần kinh thực vật do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng nó có thể bao gồm những nguyên nhân sau:

– Những bệnh do nhiễm virus, tổn thương ở não;

– Di truyền, khi có thai;

– Những tư thế không tốt của cơ thể, ví dụ như gây ra áp lực đối với những động mạch quan trọng hoặc tạo áp lực đối với những dây thần kinh quan trọng của cơ thể;

– Tiếp xúc với những hóa chất độc hại;

– Bệnh lý tự miễn, đặc biệt là bệnh đái tháo đường;

– Những bệnh lý thoái hóa thần kinh: bệnh Parkinson;

– Những bệnh lý chấn thương hoặc tổn thương làm tổn hại hệ thần kinh thực vật: chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống;

Cấu tạo hệ thần kinh thực vật.

 

2. Triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể biểu hiện như sau:

– Rối loạn ở thần kinh gây nên tình trạng đau đầu, suy giảm trí nhớ, người mệt mỏi luôn muốn nghỉ ngơi, mất ngủ nghiêm trọng…

– Gây tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh, luôn hồi hộp, đau thắt ngực, khó thích ứng với hoạt động thể lực, thể dục, thở nhanh, thở gấp…

– Hay ra mồ hôi toàn thân, đặc biệt là mồ hôi chân tay; chân tay lạnh, ẩm ướt thường xuyên.

– Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, táo bón, đầy hơn, ăn không tiêu, ợ chua, rối loạn chức năng co bóp của dạ dày và ruột nên thường gây nên những cơn đau bụng khó chịu.

– Ảnh hưởng tới đường tiết niệu như tiểu không tự chủ, tiểu khó hay kích thích tiểu tiện khi căng thẳng…nếu như tình trạng này kéo dài không được điều trị có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Rối loạn hệ sinh sản với các triệu chứng đặc trưng như mất ham muốn, rối loạn cương dương, âm đạo khô, rối loạn kinh nguyệt…

Mệt mỏi, khó chịu, bực bội, nhịp tim nhanh, khó ngủ, mất ngủ,… là các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật.

 

3. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Để được điều trị rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chỉ định điều trị hiệu quả. Theo đó, điều trị rối loạn thần kinh thực vật có thể được áp dụng các phương pháp như:

 

3.1 Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bằng nội khoa

Một số loại thuốc được dùng như canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, thuốc an thần,… để trong quá trình điều trị, nhằm giảm bớt các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật gây ra. Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự tư vấn và tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ quy định. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc.

Người bệnh rối loạn thần kinh thực vật cần được điều trị hiệu quả kịp thời.

 

3.2 Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bằng ngoại khoa

Với trường hợp rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top