✴️ Rối loạn tiền đình có tập yoga được không?

Nội dung

1. Người bị rối loạn tiền đình có tập yoga được không?

Rối loạn tiền đình là hội chứng khá phổ biến ở nhiều người, khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, loạng choạng,.. Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến nhất ở những người trung tuổi từ 45 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, do áp lực từ công việc, cuộc sống hiện nay đã khiến tình trạng này xuất hiện ngày một nhiều ở người trẻ.

Thực tế cho thấy, rất nhiều người đã điều trị khỏi rối loạn tiền đình nhờ vào việc kiên trì tập luyện các bài tập yoga kết hợp với uống thuốc theo phác đồ điều trị.

Theo các chuyên gia, yoga là sự kết hợp vận động của các khớp, dây chằng, dây thần kinh, điều hòa hơi thở, nhịp thở, từ đó giúp các tế bào thần kinh bên trong cơ thể được phục hồi dần, cơ thể sản sinh các tế bào mới thay thế những tế bào cũ. Chính vì vậy, nếu bạn thắc mắc liệu người bị rối loạn tiền đình có tập yoga được không thì xin trả lời là hoàn toàn được vì đây là phương pháp trị liệu hiệu quả có cơ sở khoa học rõ ràng.

Người bị rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể tập yoga để cải thiện sức khỏe

 

2. Gợi ý 3 bài tập yoga cho người rối loạn tiền đình

2.1 Tư thế trái núi

Tư thế đầu tiên đừng thẳng toàn thân, hai chân rộng bằng vai, hít thở sau và hóp bụng dưới lại. Sau đó, bạn hãy nâng cao lồng ngực, rướn dài các đốt sống lên cao, hai tay vươn lên cao qua khỏi đầu, kẹp sát vào mang tai. Tiếp đến chắp hai bàn tay lại, khuỷu tăng thẳng và thả lỏng, bạn hãy giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 – 3 phút và hít thở đều.

2.2 Tư thế gập người

Đầu tiên là đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai cánh tay thả lỏng và xuôi theo thân mình, hít vào cho bụng phình lên, hai tay nâng qua đầu kéo duỗi các đốt sống trên cao. Tiếp theo bạn hãy thở ra và hóp bụng lại, sau đó gập người về phía trước, cúi người xuống hai tay chạm sàn ôm lấy phần cổ chân. Thả lỏng phần đỉnh đầu, cổ và vai gáy, giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 – 2 phút và hít thở sâu, sau đó trở về vị trí cũ.

Tập luyện yoga giúp tăng cường chuyển hóa và thư giãn cho người rối loạn tiền đình

2.3 Tư thế cây cầu

Tư thế chuẩn bị và cách thực hiện như sau: Đầu tiên nằm ngửa trên sàn, đầu gối gập cong lại, lòng bàn tay đặt úp trên sàn. Để ngón chân đặt thẳng hướng và đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên. Tiếp theo bạn đẩy hông lên cao, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở, Hãy giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 phút và hạ về vị trí ban đầu.

 

3. Lưu ý khi thực hiện các bài tập yoga

Mặc dù việc tập luyện yoga rất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình, thế nhưng không phải bất cứ khi nào cũng có thể tập luyện. Để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình khi áp dụng tập yoga, người bệnh cần lưu ý:

– Kiên trì tập luyện thường xuyên, không được nóng vội, việc tập luyện đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác.

– Thời gian tập luyện tối thiểu là 30 phút, bao gồm cả phần khởi động và thư giãn sau tập. Việc tập luyện dài có thể khiến cơ thể nhức mỏi, gây tác dụng ngược.

– Không nên ăn sát giờ tập, tốt nhất nên ăn cách giờ tập ít nhất 2 phút

– Người mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên

– Trước khi bước vào bài tập, cần chuẩn bị kỹ và đúng cách để tránh gặp chấn thương trong quá trình tập luyện

– Khi tập luyện yoga nên tập trên một tấm thảm hoặc chiếu, không nên tập trên nền đất hay sàn gạch bởi có thể bị cảm lạnh, mất vệ sinh.

Ngoài việc tập luyện, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với người bệnh rối loạn tiền đình cần kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá và các thức uống chứa chất kích thích, kết hợp ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất dinh dưỡng cải thiện khả năng tuần hoàn máu não.

Người bị rối loạn tiền đình cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để điều trị hiệu quả

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “rối loạn tiền đình có tập yoga được không?”. Để đảm bảo cải thiện sức khỏe tốt, ngoài việc tập luyện thường xuyên, bạn cũng nên thăm khám định kỳ 6 tháng một lần tại các chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, kiểm soát cũng như có các biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top