Suy giảm trí nhớ (hay còn gọi là chứng hay quên) là tình trạng chức năng ghi nhớ của não bộ suy giảm hoặc quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ. Người bị suy giảm trí nhớ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, hình thành ký ức mới hay tái hiện lại các sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Tình trạng này có thể làm cho trí nhớ và khả năng tư duy kém dần theo thời gian, thậm chí làm tăng nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer.
Nhiều người cho rằng, suy giảm trí nhớ là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 18,500 người trong độ tuổi từ 18 đến 99 cho thấy, có đến 20% số người được khảo sát gặp vấn đề về trí nhớ. Trong đó, tỷ lệ gặp phải ở thanh niên là 14%, độ tuổi trung niên là 22% và người cao tuổi là 26%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, các yếu tố lối sống như căng thẳng, phải làm nhiều việc cùng lúc sẽ góp phần đáng kể gây khởi phát sớm của các vấn đề này.
Các biểu hiện thường gặp của suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi bao gồm:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Trong đó, nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống có thể được kiểm soát ngay từ khi còn trẻ.
Thiếu ngủ là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ thường gặp nhất. Việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình củng cố trí nhớ và lưu trữ thông tin ký ức tại vỏ não. Điều này khiến thông tin bị ngưng trệ dẫn đến mau quên. Ngoài ra, khi thiếu ngủ kéo dài và thường xuyên, bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường, đầu óc không tỉnh táo, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.
Phải làm quá nhiều việc cùng một lúc có thể khiến não bộ bị quá tải. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên tập trung làm tốt việc này rồi mới đến việc khác, đồng thời nên ghi lại các việc cần làm ra một quyển sổ rồi thực hiện tuần tự.
Người thường xuyên bị căng thẳng hoặc lo lắng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ những ký ức mới cũng như khơi gợi lại những ký ức cũ hơn người bình thường.
Ngoài ra, những dấu hiệu trầm cảm như buồn bã, mất tập trung hoặc giảm khoái cảm khi đạt được thành quả bạn từng mong ước, lâu dần sẽ góp phần gây nên tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ tuổi.
Uống quá nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, ngay cả khi tác dụng của rượu đã hết. Các chuyên gia khuyến nghị bạn không nên uống quá 2 ly bia/ngày (đối với nam) và không quá 1 ly bia/ngày (đối với nữ).
Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu do thiếu sắt hay thiếu hụt vitamin B12 gây nên các biểu hiện như hoa mắt, lú lẫn, chậm chạp, thờ ơ…và dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
Ngoài các yếu tố lối sống, một số vấn đề sức khỏe cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, bao gồm:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh