✴️ Test đánh giá sa sút trí tuệ: Ưu nhược điểm của từng phương pháp

1. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ

Người bệnh có thể bị mắc chứng sa sút trí tuệ do một số nguyên nhân như:

– Rối loạn mạch máu, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong não

– Chấn thương sọ não do các tai nạn, va chạm,…

– Lạm dụng bia, chất kích thích, thuốc ngủ,…trong thời gian dài

Nguyên nhân chính gây sa sút trí tuệ hiện nay là gì?

– Thoái hóa thần kinh gồm các bệnh Alzheimer, Pakinson hay một số bệnh đa xơ cứng,…Những căn bệnh này sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian.

– Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, viêm màng não, HIV,…

– Bệnh tràn dịch não do có quá nhiều chất lỏng tích tụ tại não.

 

2. Đánh giá sa sút trí tuệ thông qua các bài test như thế nào?

2.1. Các trắc nghiệm sàng lọc sa sút trí tuệ

Mini Mental State Examination ( MMSE)

Đây là bài test được sử dụng nhiều nhất hiện nay do có độ nhạy 75% -92% và độ đặc hiệu tới 91%. Vì thế phương pháp này có thể đánh giá được nhiều chức năng nhận thức khác nhau. Ví dụ như: tính toán, trí nhớ, ngôn ngữ,…Bài test này cũng không mất quá nhiều thời gian. Thông thường, chỉ với 7 phút sẽ đánh giá được tình trạng sa sút trí tuệ. Nếu bạn có điểm số dưới 24 điểm trên tổng số 30 điểm, đồng nghĩa rằng bạn có thể bị sa sút trí tuệ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn một số hạn chế như không kiểm tra chính xác được bệnh ở giai đoạn đầu, có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, ngôn ngữ, học vấn,…

 

Montreal Cognitive Assessment ( MoCA)

Là bài test chủ yếu dành cho nhóm người lớn tuổi. So với MMSE thì phương pháp này có hiệu quả hơn trong việc kiểm tra, phát hiện sa sút trí tuệ ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên bài test này vẫn còn một số nhược điểm như độ đặc hiệu thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn và nhiều yếu tố đặc biệt khác.

 

Mini – Cog

Đây là phương pháp test trắc nghiệm vô cùng đơn giản bao gồm việc nhắc lại 3 từ không gợi ý và vẽ đồng hồ. Bệnh nhân sẽ được đánh giá là bình thường nếu thể hiện đúng thứ tự các con số và kim đồng hồ chỉ đúng giờ. Ngoài ra, nếu người bệnh không nhắc lại được 3 từ theo yêu cầu thì rất có thể đã bị chứng sa sút trí tuệ. Đây có thể nói là một phương pháp phổ biến, đơn giản và có độ nhạy cao trong việc dự đoán sa sút trí tuệ. Ngoài ra, bài test này được thực hiện rất nhanh và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

 

2.2. Bài test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua khả năng nhận thức đặc hiệu

Bài test khả năng ghi nhớ, chú ý, tập trung

Khả năng ghi nhớ, chú ý, tập trung là hình thức tập trung và duy trì sự chú ý của bản thân vào một điều gì đó trong một khoảng thời gian rất dài. Qua việc nhận biết mức độ chú ý và tập trung của người bệnh bác sĩ cũng phần nào có thể đánh giá được các nhận thức khác. Một trong những bài trắc nghiệm được dùng để đánh giá sự tập trung của người bệnh như:

Trắc nghiệm đọc xuôi, đọc ngược một dãy số

Trắc nghiệm gạch bỏ chữ

Trắc nghiệm nối điểm phần B

 

Ngôn ngữ

Thông qua cách nói chuyện và trắc nghiệm nói lưu loát các từ, bác sĩ sẽ sơ bộ đánh giá được chức năng ngôn ngữ của người bệnh.

Trí nhớ

Gồm các bài test như:

– Trí nhớ tức thì:  thông qua các bài trắc nghiệm đánh giá sự chú ý, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sa sút trí tuệ ở người bệnh

– Trí nhớ gần được đánh giá qua trắc nghiệm nhớ lời ( ghi nhớ lời nói, âm thanh,..) và nhớ hình ( ghi nhớ các hình ảnh xung quanh)…

– Trí nhớ dài hạn được đánh giá thông qua các yêu cầu của bác sĩ bằng việc kể lại những sự kiện lớn, những dấu mốc lịch sử, nhân vật nổi tiếng…

Người mắc bệnh sa sút trí tuệ thường thiếu tập trung, khó chú ý vào một vấn đề nào đó. Vì thế việc tham giá làm các bài test nhận thức là vô cùng hữu ích.

 

Nhận biết hình ảnh không gian

Trong bài test này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu vẽ lại hình ảnh của các hình lập phương, hình đa giác hoặc tham gia làm trắc nghiệm đồng hồ.

 

Chức năng điều hành

Mức độ sa sút trí tuệ được đánh giá qua bài trắc nghiệm thùy trán.

 

2.3. Trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần một bài test đánh giá sa sút trí tuệ

Bài trắc nghiệm này được thiết kế phục vụ cho việc đánh giá những biểu hiện của bệnh tâm thần ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ. Đây là một bộ trắc nghiệm gồm nhiều mục như: ảo giác, hoang tưởng, lo âu, trầm cảm, mất kiềm chế, rối loạn vận động,…

 

2.4. Trắc nghiệm đánh giá hoạt động hằng ngày

Có rất nhiều thang điểm và hình thức để đánh giá các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên bác sĩ thường tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là:

– Các hoạt động cơ bản hàng ngày: ăn, tắm,…

– Các hoạt động sử dụng công cụ, dụng cụ: hoạt động mua bán, quản lý tài sản,…

Bác sĩ sẽ dựa trên thang điểm này để theo dõi các hoạt động thay đổi của bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân khắc phục chứng sa sút trí tuệ.

 

3. Điều trị chứng sa sút trí tuệ

Trước hết các bạn nên biết rằng những bệnh nhân sa sút trí tuệ thường phải sống phụ thuộc cả đời vào gia đình, luôn cần người chăm sóc và giúp đỡ họ trong mọi việc. Vì thế, hãy lắng nghe để thấu hiểu, cũng để giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình điều trị và sẽ có kết quả tốt hơn. Những lưu ý khi điều trị chứng bệnh này cần được ưu tiên như:

– Giúp người bệnh giảm stress, căng thẳng để tránh mất ngủ, trầm cảm, lo âu,…

– Cần kiểm soát những tác nhân bên ngoài tác động tới người bệnh gây lo âu, kích động

Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động cải thiện trí tuệ để hạn chế sự tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ hiện nay.

– Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, hạn chế sự tác dụng tới hệ Cholinergic.

Trên đây là một số thông tin về chứng sa sút trí tuệ và những bài test đánh giá chứng bệnh này. Đừng quên thường xuyên tham gia những bài test trí tuệ để phát hiện bệnh từ sớm. Từ đó người bệnh sẽ được đưa ra hướng điều trị phù hợp và hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra. Cuối cùng, hãy bảo vệ cơ thể của chính mình và chúc các bạn luôn mạnh khỏe nhé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top