✴️ Thiếu máu não cục bộ thoáng qua ở tuổi trẻ đừng chủ quan

Nội dung

1. Tìm hiểu về thiếu máu não cục bộ thoáng qua

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là tình trạng thiếu hụt thần kinh khu trú xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu thường kéo dài < 24 giờ. Hầu hết các trường hợp thiếu máu não cục bộ thoáng qua tồn tại < 5 phút và các thiếu sót thần kinh thường sẽ được hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 giờ đầu.

Tình trạng suy giảm tuần hoàn máu, giảm oxy và dưỡng chất cung cấp cho não đột ngột gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều phần não bộ, gây ra các triệu chứng:

– Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột

– Mù/ám điểm một mắt thoáng qua

– Yếu nửa người, tứ chi

– Rối loạn cảm giác hoặc dị cảm nửa người

– Rối loạn ngôn ngữ

– Dị cảm nửa người

– Rối loạn phối hợp vận động

Chóng mặt, nhức đầu, ù tai,… khi thay đổi tư thế đột ngột là biểu hiện của thiếu máu não.

 

2. Thiếu máu não cục bộ thoáng qua khi còn trẻ nguy hiểm vô cùng

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua ở độ tuổi nào cũng tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đây không phải việc các thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột rồi thôi, mà còn là tín hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra nếu bạn không có biện pháp can thiệp và phòng ngừa kịp thời.

 

2.1 Nguy cơ đột quỵ sau thiếu máu não cục bộ thoáng qua ở tuổi trẻ

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể xảy ra 1 lần, nhiều lần và dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Theo nghiên cứu, người bị thiếu máu não thoáng qua 1 lần sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần những người chưa bị lần nào và có đến 40% người từng mắc phải những cơn thiếu mãu não thoáng qua,  gặp phải 1 cơn đột quỵ trong tương lai.

– Sau TIA đầu tiên, khoảng 10-20% bệnh nhân sẽ xuất hiện đột quỵ sau 90 ngày

–  Khoảng 50% bệnh nhân sẽ bị đột quỵ trong vòng 48 giờ đầu sau cơn TIA xuất hiện

– Khoảng 1/3 bệnh nhân TIA không được điều trị sẽ xuất hiện đột quỵ trong vòng 5 năm tới.

Gần 50% nạn nhân bị đột quỵ tử vong. Khoảng 90% người bị đột quỵ sống sót để lại các di chứng về vận động, ngôn ngữ,… Đột quỵ hiện này một vấn nạn vô cùng nguy hiểm không chỉ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh, gánh nặng cho người bệnh mà còn tạo gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.

 

2.2 Các nguy cơ khác đối với người bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua ở tuổi trẻ

Ngoài đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm nhưng với những người đang điều khiển giao thông, đang làm các công việc phải leo trèo cao, đồ điện,… nếu cơn thiếu máu não đột ngột xuất hiện có thể gây tai nạn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng,…

Thiếu máu não thoáng qua còn ảnh hưởng đến khả năng tập trung làm việc, khả năng ghi nhớ, chất lượng cộng việc bị suy giảm,…

Những người trẻ bị thiếu máu cục bộ thoáng qua có nguy cơ cao bị đột quỵ.

 

3. Nguyên nhân gây thiếu máu não cục bộ thoáng qua ở người trẻ

Các nguyên nhân gây thiếu máu não ở tuổi trẻ gồm: Xơ vữa động mạch lớn (20%-25%), huyết khối từ tim (10%-15%), bệnh mạch máu nhỏ (10%-15%). Nguyên nhân hiếm không thường xuyên khác (5%). Nguyên nhân không xác định (50%)

Phần lớn các trường hợp xuất hiện thiếu máu não thoáng qua đều do cục máu đông. Các cục máu đông có thể là do kết quả của xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim… làm tắc nghẽn dòng máu cung cấp và nuôi dưỡng một phần não bộ, khiến các tế bào não bị ảnh hưởng.

Chỉ trong vòng vài giây, sau khi dòng máu bị tắc nghẽn có thể gây ra các triệu chứng thiếu máu não cục bộ thoáng qua ở các phần của cơ thể. Khi cụ máu động tan thì các triệu chứng này thường sẽ biến mất ngay lập tức.

Cơn thiếu máu não thoáng qua cũng có thể là do tụt huyết áp mạnh làm giảm lưu lượng máu lên não.

Giới trẻ thường chủ quan trước tình trạng sức khỏe của mình. Việc ăn uống không đầy đủ, không khoa học; thói quen làm việc, sinh hoạt không lành mạnh; lười tập thể dục; không thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, … là những yếu tố tác động khiến tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua ngày càng trẻ hóa.

Thường xuyên uống rượu bia làm tăng nguy cơ thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

 

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua ở tuổi trẻ

– Tăng huyết áp

– Đái tháo đường

– Tăng cholesterol máu

– Hút thuốc lá

– Hẹp động mạch cảnh

– Tiền sử bị TIA hoặc đột quỵ

– Tiền sử rung nhĩ

– Tiền sử mắc bệnh mạch vành hoặc bệnh mạch máu ngoại vi

– Tiền sử gia đình bệnh mạch vành, bệnh mạch não, hoặc bệnh mạch máu ngoại vi trước tuổi 60.

Khi nghi ngờ bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua TIA, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, có thể hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa đột quỵ để giảm tỷ lệ xuất hiện đột quỵ về sau. Thăm khám đúng bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt, loại trừ các bệnh lý khác cũng có biểu hiện tương tự.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top