1. Tổng quan về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Trước hết, để biết trẻ bị rối loạn giấc ngủ cha mẹ cần phải làm gì thì hãy cùng tìm hiểu để có thêm những hiểu biết chính xác nhất về căn bệnh này. Từ đó, sẽ cảm thấy tự tin hơn trong quá trình chăm sóc con em mình.
1.1. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Để có phương pháp điều trị phù hợp nhất, chúng ta cần tìm hiểu và xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh hiện nay. Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ bao gồm:
– Môi trường sống thay đổi khiến trẻ chưa kịp thích nghi với nơi ở mới, gây nên tình trạng lạ lẫm, tâm lý lo sợ,…
– Cơ thể trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn tới tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
– Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa khiến đầy bụng, bụng óc ách khó chịu, dễ quấy khóc,…
– Mắc các bệnh lý về hô hấp như: viêm mũi, viêm họng, sổ mũi,…dẫn tới tình trạng khó thở. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ do quá mệt.
– Do quá lệ thuộc vào một số yếu tố như: võng, nôi, đặc biệt là người mẹ. Và chỉ cần thiếu những yếu tố này nhiều trẻ sẽ nhất định không ngủ.
Trên thực tế với trẻ dưới 1 tuổi sẽ rất khó để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngay cả khi được thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, cũng rất khó để lí giải.
1.2. Nhận biết những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau hãy cẩn thận nguy cơ trẻ bị rối loạn giấc ngủ:
– Thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, lờ đờ, chậm chạp
– Cơ thể yếu ớt, ít hoạt động, trầm tư hơn và ít linh hoạt, nhạy bén hơn.
– Hay ngáp, đôi khi ngủ gật do đêm trẻ ngủ ít.
– Một số biểu hiện khác: hay giật mình hoảng sợ vào ban đêm, cơn miên hành, có cơn ngừng thở khi ngủ, ngủ ngày nhiều, xuất hiện tiếng ngáy,…
– Hay nghiến răng là biểu hiện âm thầm của chứng bệnh này.
– Hội chứng chân không yên: là hiện tượng chân vận động rất nhiều ngay cả khi ngủ. Đây là sự vận động mất kiểm soát của hệ thần kinh. Ngoài ra rất có thể hội chứng này liên quan tới việc thiếu máu.
Các bậc phụ huynh hãy quan tâm, thường xuyên quan sát, theo dõi giấc ngủ của trẻ để phát hiện những triệu chứng này kịp thời và có hướng xử lý phù hợp.
1.3. Hệ lụy của rối loạn giấc ngủ ở trẻ
– Nếu tình trạng rối loạn mất ngủ thường xuyên cơ thể trẻ sẽ uể oải, quấy khóc rất nhiều. Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện ở trẻ về thể chất và trí tuệ.
– Không chỉ thế, trẻ còn chán ăn, ăn không ngon miệng, lười ăn dẫn tới suy dinh dưỡng.
– Rối loạn giấc ngủ còn làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
– Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng cũng vì thế mà giảm theo. Do vậy, trẻ dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, dễ gây rối loạn, thường xuyên đau ốm.
– Nguy hiểm hơn, nếu trẻ thường xuyên lo âu còn dẫn tới tình trạng tự kỉ do rối loạn nội tiết hormone.
2. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?
Mọi vấn đề sẽ được lí giải nếu tìm thấy căn nguyên gây ra vấn đề đó. Và chứng bệnh này cũng vậy. Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm tới con em mình hơn. Cần đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để xác định được tình trạng của bé. Đặc biệt không được chủ quan sẽ dễ dẫn tới những trường hợp đáng tiếc sau này. Để giúp trẻ có thể ngủ ngon hơn, cha mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
2.1. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? – Cần thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ
– Hãy dành thời gian quan tâm tới trẻ nhiều hơn, hướng dẫn trẻ có chế độ sinh hoạt đúng giờ để vào nề nếp. Nên tập cho trẻ đi ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe.
– Tạo không gian thoải mái, yên tĩnh cho trẻ. Vệ sinh sạch sẽ giường chiếu thường xuyên để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra cha mẹ không nên để điện thoại gần trẻ vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của con. Nên tắt âm thanh của các thiết bị điện tử ở gần trẻ. Có thể bật những bài hát nhẹ nhàng du dương để trẻ được thư giãn trước khi ngủ.
– Tránh để những vật sắc, nhọn gần tầm tay trẻ hay khu vực giường ngủ. Nên đóng cửa phòng nếu phòng gần cầu thang, không cho trẻ ngủ ở giường cao. Bởi có thể trong đêm trẻ bị mộng du hay không kiểm soát được hành vi sẽ gây tổn thương cho trẻ.
– Nên dành thời gian kể chuyện hoặc hát ru trẻ. Ôm ấp vỗ về cũng là một cách để trẻ yên tâm và có giấc ngủ ổn định hơn.
– Khi trẻ bị cơn miên hành hoặc khi quá hoảng sợ, cha mẹ cần dỗ dành, ôm trẻ nhẹ nhàng để trẻ bình tĩnh. Sau đó hát ru để trẻ chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
– Không cho trẻ vận động, hoạt động mạnh quá nhiều trước giờ ngủ.
– Không nên cho trẻ vừa năm vừa ăn sẽ tạo nên thói quen xấu.
– Không nên sử dụng những loại thuốc chưa được bác sĩ chỉ định. Vì những loại thuốc đó rất có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ sau này.
2.2. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? – Cân bằng chế độ dinh dưỡng
– Để trẻ có sức khỏe tốt, đặc biệt là những giấc ngủ ngon, cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ trong mỗi khẩu phần ăn. Nên bổ sung sắt, vitamin, các khoáng chất cần thiết sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn và tâm trạng thoải mái hơn.
– Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xác định tình trạng bệnh kịp thời. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp giúp trẻ sớm hồi phục.
Hi vọng rằng những kiến thức trên đã giúp các bậc phụ huynh tìm ra được câu trả lời cho chính mình. Đừng vì quá bận rộn mà xem thường tình trạng này ở con trẻ. Hãy quan tâm tới nhiều hơn để giúp trẻ khắc phục được tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh