Vì sao bạn hay cảm thấy mệt mỏi trong ngày?

Nội dung

Tại sao bạn lại mệt mỏi?

Có rất nhiều lý do khiến cho bạn mệt mỏi cả ngày. Nguyên nhân đôi khi lại cực kỳ đơn giản dễ dàng biến mất, trong khi đó lại có những nguyên nhân phức tạp hơn liên quan đến những bệnh lý mạn tính đòi hỏi kế hoạch chữa trị lâu dài. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mệt mỏi suốt cả ngày:

Thiếu ngủ: là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến cho mọi người cảm thấy mệt mỏi nhất là thiếu ngủ mạn tính. Một giấc ngủ ngon, đủ giấc sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

Chế độ ăn không lành mạnh: khi chế độ ăn không lành mạnh, co thể bạn sẽ giảm hiệu suất hoạt động. Không những thế, một chế độ ăn không lành mạnh cũng góp phần làm giảm sự cung cấp năng lượng, làm cơ thể thiếu nước. Ví dụ, những thức ăn không lành mạnh làm tăng thêm lượng đường và carb đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều đường có thể làm tăng vọt lượng đường huyết và dẫn tới buồn ngủ

Lối sống tĩnh tại: không vận động nhiều cũng có thể khiến bạn mệt mỏi. Theo như kết quả của một nghiên cứu, bạn có thể tăng tiêu hao năng lượng bằng cách tập thể dục với cường độ trung bình trong vòng 20-40 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, mệt mỏi có thể bắt nguồn từ những bệnh lý tiềm ẩn được liệt kê dưới đây:

  • Suy gan cấp: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mệt mỏi bắt đầu từ sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thế nhưng một số nghiên cứu lại cho thấy những người tuy khoẻ mạnh về mặt tâm thần nhưng lại trở lên mệt mỏi sau khi được chẩn đoán xơ gan và suy gan.
  • Thiếu máu: mệt mỏi có thể là do cơ thể bị thiếu oxy khi cơ thể không sản xuất đủ lượng tế bào máu để vận chuyển oxi trong cơ thể một cách hiệu quả.
  • Chấn thương não: mệt mỏi có thể là biến chứng của việc chấn thương não. Mệt mỏi tinh thần có thể xảy ra khi não bộ cố gắng giải quyết quá nhiều thông tin nhưng không hiệu quả
  • Ung thư: khối u có thể sản xuất cytokine dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Ung thư có thể làm chậm lại quá trình sản xuất tế bào máu gây ra thiếu mái.
  • Mệt mỏi mạn tính: bệnh này bắt nguồn từ vấn đề miễn dịch, mất cân bằng hormone và bệnh nhiễm virus
  • Bệnh thận mạn tính: mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của bệnh thận mạn tính bởi do thiếu máu và viêm.
  • Sang chấn tâm lý: sang chấn tâm lý dẫn đến mệt mỏi tinh thần. Bạn có thể thấy mình bắt đầu phản ứng chậm hơn hoặc làm các công việc hàng ngày trở lên khó khăn hơn.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): những bệnh nhân bị COPD gây ra mệt mỏi do suy giảm chức năng phổi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Trầm cảm: những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mất hết hi vọng và bất lực gây ra các vấn đề về ngủ và cuối cùng là dẫn tới mệt mỏi.
  • Tiểu đường: rối loạn chuyển hóa đường có gây ra tình trạng mất nước hoặc bệnh thận, cả hai đều gây ra tình trạng mệt mỏi
  • Khí phế thũng: hơi thở ngắn là một trrong những biểu hiện cơ bản của bệnh này, cuối cùng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vì thiếu năng lượng.

Bên cạnh đó một số bệnh khác cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi: bệnh tim mạch, cường giáp, viêm đường ruột, đa xơ cứng, béo phì, stress.

 

Tại sao lại mệt mỏi sau ăn?

Cảm giác buồn ngủ thường xuất hiện sau bữa ăn là điều xảy ra với rất nhiều người. Lý do chính của hiện tượng này là cơ thể đã sử dụng một lượng năng lượng kha khá để tiêu hóa thức ăn. Một khi thức ăn đã vào dạ dày, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng buồn ngủ. Một lý do khác đó là mệt mỏi có thể do tiêu thụ nhiều carb. Một khi được tiêu hóa, carb sẽ được chuyển thành đường glucose và đi vào dòng máu. Đây chính yếu tố kích thích sản xuất insulin và tryptophan di chuyển trong não bộ. Từ đó, tryptophan khiến não bộ sản xuất seroteoninh và melatonin, là hai hormonr giúp giữ bình tĩnh và làm buồn ngủ.

 

Tại sao bạn luôn thấy vừa mệt mỏi và lạnh?

Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy lạnh hoặc rùng mình xuất hiện cùng lúc với sự mệt mỏi. Một lý do giải thích cho lý do này là cường giáp, một tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Kết quả là bạn cảm thấy lạnh và mệt mỏi cùng một lúc và đi kèm với sự tăng cân từ từ. Xét nghiêm máu giúp phát hiện ra cường giáp. Bạn cũng có thể thấy những triệu chứng này xuất hiện cùng lúc với nhau khi bị mắc bệnh:

  • Thiếu máu có thể sản xuất không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đi toàn cơ thể dẫn tới tình trạng chóng mặt, nhịp tim không đều và hơi thở ngắn.
  • Bệnh lao: gây ra tình trạng đau ngực, ra mồ hôi trộm, ho ra máu, và sốt.
  • Cúm: nhiễm cúm cũng gây ra tình trạng mệt mỏi và ớn lạnh, đau đầu, mỏi cơ.
  • Shock nhiễm độc: tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn tràn vào máu và giải phóng các chất độc hại. Cùng với đó mệt mỏi và ớn lạnh cũng gây ra tình trạng buồn ngủ, tiêu chảy, tối loạn nhịp thở và sốt cao.

 

Tại sao lại mệt mỏi khi thức dậy?

Có một giấc ngủ ngon cả buổi tối sẽ giúp bạn tiếp thêm sinh lực vào ngày tiếp theo. Nhưng dsdooi khí, thậm chsi bạn ngủ đủ giấc mà khi thức dậy bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi? Đó là do tâm trạng không tốt hoặc cũng có thể bạn bị:

Hội chứng chân không yên: gây ra những cảm giác khó chịu như kiến bò ở chân, khiến bạn buồn bực và phải thay đổi tư thế chân liên tục. Đặc biệt là chúng chỉ xảy ra vào đêm và làm gián đoạn giấc ngủ.

Tiểu đường: những người mắc tiểu đường có xu hướng thức dậy vào đêm một vài lần để đi tiểu do đó họ cũng không có một giấc ngủ ngon.

 

Tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ?

Bạn ngủ ngon vào ban đêm nhưng lại luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy và mệt mỏi xuất hiện trong cả ngày. Có thể bạn đã bị chứng mệt mỏi mạn tính, một căn bệnh kinh niên ảnh hưởng tới các quá trình sinh hóa của cơ thể khiến bạn không thể nâng cao được hiệu suất. Môt vài triệu chứng thường gặp nhất của mệt mỏi mạn tính:

  • Mệt mỏi nghiêm trọng đến nỗi nếu không nghỉ ngơi sẽ không hồi phục
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn nhận thức
  • Đau cơ
  • Chóng mặt
  • Đau họng
  • Buồn nôn
  • Viêm xoang

Các nhà khoa học cũng không thể khẳng định được nguyên nhân chính xác gây ra mệt mỏi mạn tính và cũng mất khá nhiều thời gian để chẩn đoán xác định căn bệnh này do các triệu chứng mờ nhạt và phản ánh nhiều tình trạng bệnh tật khác.

 

Tại sao bạn lại mệt mỏi vào buổi sáng?

Đôi khi bạn thức dậy và cảm thấy vô cùng mệt mỏi là do một vài nguyên nhân sau:

Khía cạnh thần kinh học: khi bạn đang mơ trong suốt giấc ngủ REM, não tiêu tốn nhiều adenosine triphosphate, khi có quá nhiều ATP sẽ dẫn tới tình trạng buồn ngủ.

Thời gian ngủ: thức khuya và dậy muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến rối loạn chức năng trong suốt cả ngày. Ở những người trẻ, ngủ muộn có thể liên quan đến kích cỡ của hồi hải mã nhỏ ảnh hưởng đến khả năng học và trí nhớ.

 

Giải pháp chống lại mệt mỏi cả ngày

Mẹo giúp ngủ ngon giấc

Nhiều người tìm đến thuốc ngủ để có một giấc ngủ ngon nhưng điều này vô cùng nguy hiểm. Nếu muốn có giấc ngủ ngon cần phải tập trung vào việc cải thiện việc sản xuất melatonon. Melatonin là một hormone được tiết ra từ tuyến tùng và chịu trách nhiệm thông báo cho cơ thể đâu là đêm đâu là ngày. Muốn cải thiện được tình trạng này thì bạn cần phải;

  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: những đồ điện tử như TV , điện thoại di động phát ra ánh sáng xanh khiến não bộ tưởng đó là ban ngày nên chúng sẽ ngày càng tỉnh táo hơn. Hãy luyện tập thói quen ngừng sử dụng những thiết bị trên lúc 9h tối khi đó não bộ sẽ tiết ra nhiều melatonin hơn.
  • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời: tuyến tùng cũng đóng vai trò điều hòa giấc ngủ. Bằng cách tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, tuyến tùng sẽ sản xuất được melatonin gần đúng với độ tương phản của ánh sáng mặt trời vào ban ngày và bóng tối hoàn toàn.
  • Ngủ trong bóng tối:
  • Cải thiện nhiệt độ phòng: khoảng 20-250C là phù hợp với cơ thể khi ngủ
  • Xông hơi trước khi ngủ

Đối phó với mệt mỏi mạn tính

  • Châm cứu
  • Bỏ bớt thực phẩm chứa đường ra khỏi chế độ ăn
  • Tiêu thụ nhiều chất béo lành mạnh trong đó có omega 3
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top