✴️ Cách chữa trị sỏi thận đài dưới

Nội dung

Nguyên nhân hình thành sỏi thận Đài dưới

Nguyên nhân gây nên sỏi thận đài dưới là tình trạng tích tụ, lắng đọng của các chất như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho có trong nước tiểu, lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi ở đài dưới của thận.

Tùy vào thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi to hay nhỏ, sỏi di chuyển ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu.

Sỏi nằm trong đài thận, bất kỳ vị trí nào đều không gây ra những cơn đau quặn thận mà chỉ âm ỉ, đôi khi không có dấu hiệu gì bởi nó không gây ra tình trạng ứ, tắc nghẽn như ở niệu quản hay bàng quang.

Sỏi thận thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm. Nhiều người chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hay bệnh đã xuất hiện biến chứng.

Nguyên nhân hình thành sỏi thận đài dưới

 

Biện pháp phòng ngừa sỏi thận

Đối với bất cứ bệnh nào thì phòng bệnh cũng là khâu quan trọng nhất, vì vậy để phòng ngừa sỏi thận đài dưới bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và bỏ dần những thói quen xấu khiến sỏi hình thành như:

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Việc bạn bổ sung đủ nước cho cơ thể nhằm hạn chế sự kết tủa của các chất và đẩy một phần sỏi nhỏ ra ngoài.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều oxalat

Các thực phẩm chứa nhiều oxalat như đậu nành, đậu phộng, trà đen, bia đen, socola, củ cải, táo, mận, hành tây… cần hạn chế sử dụng.

Ăn nhiều rau xanh

Chất xơ trong rau xanh giúp tiêu hóa nhanh, ngăn ngừa sự ứ đọng các chất có trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ oxalat từ ruột, hạn chế sỏi niệu quản hình thành…

Phòng ngừa sỏi thận bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và bỏ dần những thói quen xấu khiến sỏi hình thành

 

Cách chữa trị sỏi thận đài dưới

Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (1-2 lần một năm) để nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân, cũng như có cách điều trị và ngăn ngừa kịp thời các bệnh lý nguy hiểm về sỏi thận

Tùy theo từng loại sỏi, kích thước lớn hay nhỏ mà có cách điều trị thích hợp. Nếu sỏi nhỏ, sỏi bùn… bệnh nhân được chỉ định uống thuốc bào mòn sỏi. Sỏi lớn, kết hợp uống thuốc và các phương pháp tán sỏi như:

 

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ

Đây là phương pháp điều trị với sỏi thận nhỏ hơn 2cm và sỏi niệu quản 1/3 trên và 1,5cm.

Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không phải phẫu thuật nên không gây đau đớn. Ít gây ảnh hưởng đến thận, độ an toàn cao, không lo bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng vết mổ…

 

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Phương pháp này chỉ định với kích thước sỏi trên 2 cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và trên 1,5 cm

Ưu điểm của phương pháp này là phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau đớn, ít xâm lấn do bác sĩ chỉ cần tạo một vết rạch nhỏ 5mm ở vùng lưng để tạo đường hầm vào đến thận nơi có sỏi để tán sỏi.

Nếu sỏi kích thước lớn, cứng, có thể tán lại 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2-3 tuần

Sau khi tán sỏi, bệnh nhân cần phải uống nhiều nước (từ 2 lít trở lên/ ngày để đào thải hết những mảnh vụn đào thải ra hết những mảnh vụn của sỏi theo đường nước tiểu

 

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Phương pháp này điều trị sỏi thận ở mọi vị trí, mọi kích thước.

Với phương pháp này bạn sẽ không có vết mổ, không đau và chỉ cần nằm viện 1-2 ngày là có thể xuất viện về nhà.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top