Chế độ ăn phòng ngừa bệnh sỏi mật

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống thường ngày, phòng ngừa sỏi mật hiệu quả hơn:

1. Chú ý tới chất béo trong thực phẩm. Các thực phẩm giàu chất béo “tốt” như dầu olive, hạt lanh, các loại cá béo… có thể giúp cân bằng cholesterol trong cơ thể, kích thích lưu thông dịch mật tốt hơn. Do đó, bạn nên chuyển sang ăn các thực phẩm này để giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.

2. Hạn chế các món chiên, rán, các loại mỡ động vật, sản phẩm từ sữa nguyên kem… giàu chất béo bão hòa.

3. Hạn chế các loại dầu thực vật, bơ thực vật vì chúng có thể gây thêm nhiều áp lực cho gan. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang dùng dầu olive.

4. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ hòa tan trong trái cây, rau củ, yến mạch, hạt lanh, các loại đậu… có thể liên kết với chất béo, cholesterol trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ hình thành và phát triển viên sỏi mật.

Đặc biệt, hạt lanh là loại thực phẩm rất giàu chất xơ. Bạn có thể thêm vài thìa cà phê hạt lanh xay vào các món cháo, soup, cà ri, sinh tố, hoặc rắc lên các món rau, salad cũng rất dễ ăn.

5. Uống đủ nước, đặc biệt nếu bạn đang tăng dần lượng chất xơ trong chế độ ăn. Bạn có thể uống nước chanh cũng rất tốt để hỗ trợ chức năng gan.

6. Ăn các thực phẩm có vị đắng như cải rocket, cải xoong, các loại rau lá xanh đậm, củ dền, atiso, chanh, cần tây, cà phê… Các thực phẩm này có thể giúp kích thích lưu thông dịch mật tốt hơn, từ đó giúp hạn chế bùn túi mật, sỏi mật.

7. Dùng các loại thảo dược như cây kế sữa, bồ công anh, atiso để hỗ trợ chức năng gan, kích thích lưu thông dịch mật. Tuy nhiên, nếu đã cắt túi mật, bạn không nên sử dụng các thảo dược này quá nhiều.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top