Chuyện gì sẽ xảy ra khi đi tiểu có máu trong thời kỳ mang thai?

UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu) là một bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu thường do vi khuẩn gây ra. Nhiễm trùng đường tiểu thường phổ biến hơn trong thời kỳ mang thai vì thai nhi ngày càng lớn có thể gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu. Điều này có thể hấp dẫn vi khuẩn và làm rò rỉ nước tiểu.

Bài viết này tìm hiểu thêm về các triệu chứng và cách điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các nguyên nhân khác gây tiểu ra máu.

  1. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể bao gồm:

  • Mót tiểu liên tục
  • Thường xuyên đi tiểu một lượng nhỏ
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Sốt
  • Khó chịu ở trung tâm của xương chậu
  • Đau lưng
  • Nước tiểu có mùi khó chịu
  • Nước tiểu có máu (tiểu máu)
  • Nước tiểu đục
  1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu khi mang thai?

Có ba loại nhiễm trùng tiểu chính trong thai kỳ, mỗi loại có nguyên nhân riêng biệt:

  • Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng thường do vi khuẩn có trong cơ thể phụ nữ trước khi mang thai gây ra. Loại nhiễm trùng đường tiết niệu này không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Nếu không được điều trị, nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng bàng quang cấp tính.

Nhiễm trùng này xảy ra ở khoảng 1,9 - 9,5%phụ nữ mang thai.

  • Viêm niệu đạo cấp tính hoặc viêm bàng quang

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm nhiễm. Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm.

Cả hai tình trạng này đều do nhiễm vi khuẩn. Chúng thường do một loại Escherichia coli (E. coli) gây ra.

  • Viêm bể thận

Viêm bể thận là một bệnh nhiễm trùng thận. Nó có thể là kết quả của việc vi khuẩn xâm nhập vào thận từ dòng máu của bạn hoặc từ nơi khác trong đường tiết niệu của bạn, chẳng hạn như niệu quản.

Cùng với máu trong nước tiểu, các triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau khi đi tiểu và đau ở lưng, bên hông, bẹn hoặc bụng.

  1. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Các bác sĩ thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc kháng sinh an toàn để sử dụng trong thai kỳ nhưng vẫn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể bạn. Những loại kháng sinh này bao gồm:

  • Amoxicillin
  • Cefuroxime
  • Azithromycin
  • Erythromycin

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tránh dùng nitrofurantoin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole, vì chúng có liên quan đến dị tật bẩm sinh.

  1. Nguyên nhân khác có thể gây có máu trong nước tiểu khi mang thai?

Máu rò rỉ vào nước tiểu có thể do một số bệnh lý gây ra, cho dù bạn có đang mang thai hay không. Điều này có thể bao gồm:

  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
  • Viêm cầu thận, viêm hệ thống lọc của thận
  • Ung thư bàng quang hoặc thận
  • Chấn thương thận, chẳng hạn như do ngã hoặc tai nạn xe cộ
  • Rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng alport hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm

Mặc dù tiểu máu thường vô hại nhưng nó có thể chỉ ra một rối loạn nghiêm trọng. Nếu bạn đang mang thai và thấy máu trong nước tiểu của mình, hãy đi gặp bác sĩ.

Sàng lọc nhiễm trùng đường tiết niệu nên là một phần của chăm sóc trước khi sinh thường quy. Nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ phụ khoa để đảm bảo rằng họ đã thực hiện phân tích nước tiểu hoặc xét nghiệm cấy nước tiểu cho bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top