✴️ Điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng xạ trị

XẠ TRỊ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NHƯ THẾ NÀO?

Các phân tử phóng xạ có thể làm xáo trộn DNA của các tế bào ung thư. Sự xáo trộn này có thể ngăn chặn tế bào ung thư gia tăng số lượng và cũng có thể tiêu diệt được chúng.

Trong một vài trường hợp, xạ trị có thể xóa hết các dấu vết của tế bào ung thư và được dùng như là một biện pháp điều trị chính. Xạ trị có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác.

Nếu như không thể hoàn toàn chữa khỏi ung thư tiền liệt tuyến thì xạ trị cũng có thể góp phần kiểm soát bệnh.

Xạ trị cũng có thể làm giảm các triệu chứng ở các giai đoạn trễ hơn của bệnh - giai đoạn di căn. Lúc này xạ trị được dùng như một biện pháp điều trị giảm nhẹ.

Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những ung thư thường gặp nhất ở nam giới.

PHÂN LOẠI

Xạ trị liệu của ung thư tiền liệt tuyến được chia thành nhiều loại, bao gồm:

  • Tia xạ ngoài
  • Xạ trị bên trong
  • Xạ trị hệ thống

Tia xạ ngoài

Một cỗ máy lớn sẽ được sử dụng để chiếu chùm tia xạ đến tiền liệt tuyến từ bên ngoài cơ thể.

Trước khi tiến hành thực hiện, các nhân viên y tế sẽ:

  • Tiến hành đo lường và đánh dấu vùng trị liệu
  • Sử dụng máy MRI hoặc CT để xác định vị trí mục tiêu.
  • Tính toán liều lượng

Liều xạ trị sẽ được chia làm nhiều lần do cơ thể chỉ có thể chịu đựng được một lượng nhỏ chất phóng xạ mỗi lần. Dàn trải tia xạ ra làm nhiều lần sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Có nhiều cách để thực hiện chiếu chùm tia xạ từ bên ngoài:

  • Truyền thống: Bệnh nhân nhận 35-45 liều trong vòng 7-9 tuần từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi tuần sẽ có 2 ngày còn lại để hồi phục.
  • Liều cao trung bình: Liều cao hơn và ít đợt thực hiện hơn. Bệnh nhân chỉ cần thực hiện 20 lần xạ trị trong vòng 4 tuần để đạt kết quả tương tự.
  • Liều cực cao: Bệnh nhân được thực hiện 5 đợt xạ trị với liều cực cao. Đối với một vài bệnh nhân thì cách này sẽ rút ngắn thời gian và làm giảm tác dụng phụ. Hiệu quả của cách này cũng giống như các cách liều thấp hơn được thực hiện trong thời gian dài hơn, nhưng cách này không dành cho mọi người. Cách này còn được gọi là xạ trị lập thể thân.
  • Xạ trị ba chiều khối u: Các máy tính đặc biệt cung cấp được hình ảnh chính xác của tuyến tiền liệt. Chúng cũng có thể định hình các tia xạ để cho tia chỉ chiếu đúng vào vùng cần điều trị. Cách này có thể làm giảm nguy cơ cho các mô xung quanh.
  • Liệu pháp xạ trị điều chỉnh cường độ tự động: Đây là cách cải tiến của xạ trị ba chiều, một cỗ máy sẽ tự động di chuyển xung quanh bệnh nhân trong suốt buổi xạ trị. Máy sẽ tự điều chỉnh cường độ và hình dạng của chùm tia xạ. Cách này giúp cho xạ trị được với liều cao hơn mà không làm tăng nguy cơ gây tổn thương các mô khỏe mạnh.
  • Xạ trị điều chỉnh thể tích (VMAT): Cách này cung cấp trị liệu một cách nhanh chóng do đó mỗi đợt xạ trị sẽ nhanh hơn. Vẫn chưa rõ được lợi ích của cách này ngoại trừ việc tiết kiệm thời gian.
  • Xạ trị tia proton: Xạ trị proton sử dụng các chùm tia proton thay vì tia phóng xạ. Về mặt lý thuyết, nó sẽ gây ít tổn thương hơn cho các mô khỏe mạnh. Tuy nhiên cách này rất tốn kém và không được sử dụng rộng rãi. Vẫn chưa rõ liệu nó có mang lại hiệu quả tốt hơn xạ trị thường hay không.

Xạ trị bên trong

Các viên phóng xạ nhỏ sẽ được đặt vào bên trong cơ thể lên trên tiền liệt tuyến. Các viên phóng xạ nhỏ này chỉ nhỏ bằng một nắm gạo.

Các viên trên sẽ được đặt vĩnh viễn hoặc tạm thời:

  • Tạm thời: Các viên phóng chỉ được đặt trong cơ thể trong thời gian ngắn, từ vài phút đến 2 ngày.
  • Vĩnh viễn: Các viên phóng xạ sẽ chỉ được lấy ra khi chúng hết tác dụng phóng xạ.

Trước khi đặt vào cơ thể thì bệnh nhân sẽ được gây mê tổng quát hoặc tê tại chỗ. Các kỹ thuật hình ảnh y học cũng được sử dụng để đảm bảo được vị trí chính xác của các viên phóng xạ.

Xạ trị hệ thống

Bệnh nhân sẽ được cho sử dụng các hợp chất lỏng phóng xạ vằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Hợp chất này sẽ di chuyển bên trong cơ thể bằng đường máu để đến vị trí ung thư.

Biện pháp phối hợp

Đôi khi bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp xạ trị. Phương pháp bên trong và bên ngoài có thể được kết hợp với nhau hoặc sẽ được thay đổi nếu như điều trị không đáp ứng.

Một cách nữa là có thể kết hợp xạ trị và hóa trị. Hóa trị có thể khiến cho các tế bào ung thư nhạy hơn với phóng xạ nên việc kết hợp có thể cho kết quả tốt hơn.

Xạ trị và phẫu thuật

Phẫu thuật có thể có hiệu quả trong các giai đoạn đầu khi ung thư vẫn chưa di căn. Nếu như di căn xảy ra thì phẫu thuật sẽ mang lại hại nhiều hơn lợi.

Đôi khi điều trị có thể kết hợp cả xạ trị và phẫu thuật.

Các lựa chọn khác

Các biện pháp điều trị khác bao gồm siêu âm cường độ cao tập trung (HIFU) và liệu pháp nội tiết.

TÁC DỤNG PHỤ

Xạ trị có thể gây ra vài tác dụng phụ

Tổn thương các tế bào lành

Xạ trị dùng để diệt các tế bào ung thư nhưng nó vẫn có thể làm hại đến các tế bào lành.

Tuy nhiên, không giống như các tế bào ung thư, có tế bào lành thường có thể tự hồi phục sau đợt điều trị. Hầu hết các tác dụng phụ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và thường sẽ biến mất sau khi hoàn tất điều trị.

Các vấn đề về đường ruột và bàng quang

Xạ trị ung thư tiền liệt tuyến có thể gây kích ứng đường ruột, bàng quang hoặc cả hai.

Bệnh nhân có thể gặp

  • Viêm trực tràng: triệu chứng bao gồm tiêu chảy và phân có máu
  • Viêm bàng quang: triệu chứng bao gồm mắc tiểu thường xuyên, tiểu rát buốt và tiểu ra máu

Các vấn đề về bàng quang có thể được cải thiện sau khi điều trị nhưng chúng sẽ không khỏi hẳn.

Rối loạn cương dương

Các vấn đề về rối loạn cương dương có thể không xuất hiện ngay nhưng về sau có thể gặp, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Có thể dùng thuốc để cải thiện.

Phú hạch bạch huyết

Các tổn thương tại hạch bạch huyết có thể gây ứ đọng dịch theo thời gian ở vùng sinh dục hoặc chân. Bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng sưng phù và đau. Các triệu chứng có thể được cải thiện sau khi hoàn thành điều trị nhưng chúng có thể sẽ không khỏi hẳn.

Các tác dụng khác

Xạ trị có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy tổng trạng không khỏe.

Bệnh nhân có thể thấy:

  • Đau và nhạy cảm ngoài da
  • Mệt mỏi thể chất
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Đau miệng

Nghỉ ngơi có thể giúp bệnh nhân có đủ năng lượng và đảm bảo được tinh thần và thể chất để có thể tiếp tục quá trình điều trị.

Ung thư và các biện pháp điều trị nó có thể gây tổn hại lớn đến tinh thần, do đó bệnh nhân sẽ được khuyến cáo đến gặp các chuyên viên tâm lý để được hỗ trợ.

CÁC NGUY CƠ

Xạ trị liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ kéo dài và không khôi phục được. Trong vài trường hợp thì xạ trị có thể gây ra một dạng ung thư khác về sau. Các bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ này khi lên kế hoạch điều trị.

Nếu như ung thư tiền liệt tuyến tái lại sau khi bệnh nhân đã được xạ trị thì bệnh nhân sẽ không được khuyến cáo tiếp tục thực hiện xạ trị. Vì xạ trị có thể khiến cho cơ thể tiếp xúc với phóng xạ nhiều hơn khả năng chịu đựng của nó.

Bệnh nhân được xạ trị bên trong sẽ thải ra một lượng nhỏ chất phóng xạ sau đó, do đó không nên đến gần các phụ nữ mang thai và trẻ em trong một khoảng thời gian nhất định.

MANG THAI VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN

Bệnh nhân không nên thực hiện xạ trị khi đang mang thai do có thể gây hại cho thai nhi. Nếu như bệnh nhân có thai trong lúc đang điều trị thì nên báo cho bác sĩ ngay.

Các chuyên gia vẫn chưa biết được ảnh hưởng của xạ trị lên tinh trùng hoặc liệu nó có gây tổn thương gì đến trẻ nếu như được thụ thai trong lúc đang điều trị hay không. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp tránh thai trong thời gian điều trị và một vài tuần sau đó để đảm bảo an toàn.

KẾT LUẬN

Xạ trị chỉ được khuyến cáo điều trị ung thư tiền liệt tuyến khi nó được đánh giá là mang lại lợi ích nhiều hơn là các nguy cơ và tác dụng phụ.

Bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn về các lựa chọn điều trị và các tác dụng phụ có khả năng xảy ra. Bệnh nhân nên cùng bác sĩ lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: Điều trị tại chỗ phì đại tiền liệt tuyến

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top