Thẩm phân phúc mạc là biện pháp điều trị dành cho bệnh suy thận. Nó hoạt động như là thận nhân tạo và giúp cơ thể thải trừ các chất cặn và hỗ trợ duy trì cân bằng dịch. Phương pháp này sử dụng lớp màng bao phủ của ổ bụng để lọc máu ở bên trong cơ thể.
Bệnh nhân sẽ được đặt một ống catheter mềm vào bên trong bụng. Vài tuần sau đó thì bệnh nhân sẽ cho dung dịch thẩm phân vào bụng thông qua ống catheter đó.
Sau khi đã hoàn tất, bệnh nhân có thể tháo túi ra và đậy nắp ống catheter lại, quay trở lại hoạt động bình thường. Một vài giờ sau, bệnh nhân sẽ mở ống catheter lại và đổ hết dịch ra ngoài. Động tác này được gọi là thay dịch.
Bệnh nhân có thể sẽ phải thay dịch 4-6 lần mỗi ngày.
Quá trình thực hiện thường sẽ không đau. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy bình thường hoặc đầy hơi một chút khi cho dịch vào trong ổ bụng.
Vì nguyên nhân này nên bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mặc quần áo rộng rãi.
Phân loại
Có hai loại thẩm phân phúc mạc.
Loại thứ nhất được gọi là thẩm phân phúc mạc liên tục (CAPD). Đây là một phương pháp liên tục không dùng máy.
Bệnh nhân sẽ cho khoảng 2 lít dịch vào trong bụng, sau một thời gian thì đổ ra hết. Phải thay dịch khoảng 4 đến 5 lần trong 24 giờ. Một lần thay dịch mất khoảng 30-40 phút.
Một số bệnh nhân thường hay thay dịch trước giờ ngủ và giờ ăn.
Loại thứ hai được gọi là thẩm phân phúc mạc thay dịch tự động (APD). Phương pháp này kết nối ống catheter vào một máy thay tự động, máy này sẽ tự động thay dịch khi bệnh nhân ngủ.
Máy thường sẽ cho dịch thẩm phân vào bụng bệnh nhân vào đầu ngày, và bệnh nhân sẽ tự thay dịch trong ngày. Một tên gọi khác của phương pháp này là thẩm phân phúc mạc liên tục theo chu kỳ (CCPD).
Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định lực chọn phương pháp điều trị.
Thủ thuật gắn ống catheter
Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ khi gắn ống catheter thẩm phân phúc mạc.
Một vài bệnh nhân nếu có nhu cầu thì có thể được gắn ống sau khi đã gây mê tổng quát để không cảm nhận được quá trình thực hiện.
Bệnh nhân được khuyến cáo không ăn hay uống sau 12 giờ đêm ngày trước đặt ống, điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân lựa chọn gây mê tổng quát.
Bệnh nhân nên sắp xếp trước người chở về nhà sau khi thực hiện thủ thuật.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên gia về các vật liệu cần đến để có thể bảo quản ống catheter bên trong người.
Thủ thuật có thể khác nhau tùy theo lựa chọn của bác sĩ. Tuy nhiên, những bước cơ bản thường là:
Theo khuyến cáo thì bệnh nhân nên được đặt ống 3 tuần trước khi thực hiện thay dịch lần đầu, vì ống catheter sẽ hoạt động tốt hơn nếu có được khoảng 10 - 20 ngày để lành vết thương trước lần sử dụng đầu tiên.
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để có thể thực hiện thẩm phân phúc mạc tại nhà. Một nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân trong vòng 1 - 2 tuần. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chuẩn bị máy thay, cách đặt ống dẫn lưu và cách gắn các túi dịch thẩm phân.
Tốt nhất bệnh nhân có thể đi cùng với người thân đến để cùng nghe bác sĩ hướng dẫn về quy trình thực hiện.
Kể cả khi bệnh nhân sử dụng biện pháp thay dịch tự động APD thì cũng cần phải học cách thay túi dịch mà không sử dụng máy để đề phòng trường hợp máy bị hư hoặc mất điện.
Việc phòng ngừa nhiễm trùng là rất quan trọng khi thực hiện thẩm phân phúc mạc, do đó bệnh nhân hoặc người thân cần được hướng dẫn kỹ càng các biện pháp vô trùng.
Trước khi thay dịch, người thay cần phải rửa tay sạch sẽ và mang khẩu trang.
Sau đó người thay sẽ sử dụng một thiết bị kết nối giữa ống catheter và túi dịch.
Để thay dịch bằng tay, người thay cần làm ấm túi dịch đến nhiệt độ cơ thể bằng cách:
Sau đó treo túi lên cao và kết nối túi qua dây dẫn để dịch chảy vào cơ thể.
Nếu như bệnh nhân sử dụng thay dịch tự động APD, máy sẽ tự động làm ấm túi dịch. Bệnh nhân có thể thiết lập chương trình cho máy để thực hiện một vài chu kỳ trong 1 đêm.
Cả hai phương pháp đều cần sử dụng ống catheter để rút dịch ra khỏi ổ bụng. Nếu như sử dụng thay dịch tự động APD thì có thể nên dùng một bộ dụng cụ chuyển đổi dài hơn để có thể xả dịch vào toilet, bồn tắm, hay một vật chứa khác vào ban đêm.
Lượng và loại dịch thẩm phân còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng cá nhân và chỉ định của bác sĩ.
Các bệnh nhân sử dụng thẩm phân phúc mạc được khuyến cáo nên thay đổi chế độ ăn của mình.
Các sự thay đổi có thể bao gồm lượng natri, phospho và kali trong khẩu phần, đây là các chất điện giải lọc qua thận.
Bệnh nhân lọc máu cần dùng thêm thực phẩm chức năng để thay thế cho các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt do hạn chế dùng các thực phẩm chứa hàm lượng kali cao.
Thẩm phân phúc mạc loại bỏ protein, do đó, bệnh nhân cần phải tiêu thụ một lượng protein lớn hơn bình thường.
Bệnh nhân cần hạn chế uống nước. Do thận không thể lọc nước nên lượng dịch sẽ tích tụ lại bên trong cơ thể. Bệnh nhân sẽ được khuyến cáo lượng nước dùng mỗi ngày.
Một biến chứng thường gặp của thẩm phân phúc mạc là viêm phúc mạc. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp phúc mạc - lớp mô bao bọc ổ bụng. Thường tình trạng này xảy ra là do vi trùng xâm nhập vào ống catheter.
Các triệu chứng của viêm phúc mạc bao gồm đau bụng, sốt, và dịch từ ổ bụng đi ra có màu đục. Nếu như có các triệu chứng trên thì nên đến bệnh viện ngay để có thể được điều trị kịp thời bằng kháng sinh.
Các biến chứng khác bao gồm:
Chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc là hai phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh suy thận.
Thẩm phân phúc mạc trao đổi dịch và chất thải thông qua phúc mạc. Chạy thận nhân tạo trao đổi dịch và chất thải thông qua máu.
Để thực hiện chạy thận nhân tạo thì bệnh nhân cần phải đến một trung tâm lọc máu. Thay vì đặt catheter vào bụng thì bệnh nhân sẽ được đặt catheter vào cánh tay.
Một vài bác sĩ ưu tiên tư vấn thẩm phấn phúc mạc do tính tiện lợi, bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà, không cần phải đều đặn đến trung tâm lọc máu.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận được bệnh nhân chạy thận nhân tạo hay bệnh nhân thẩm phân phúc mạc có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Trong một vài trường hợp thì thẩm phân phúc mạc có lẽ không phù hợp, do béo phì, hay có nhiều sẹo từ những lần phẫu thuật trước.
Thẩm phân phúc mạc là một phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân suy thận. Phương pháp này sử dụng lớp màng bao bọc ổ bụng để lọc máu bên trong cơ thể.
Sau khi đã được hướng dẫn, bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà, không cần phải đi đến trung tâm lọc máu để chạy thận.
Bệnh nhân cũng cần phải thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn để cải thiện chức năng thận.
Xem thêm: Lọc màng bụng liên tục ngoại trú- Continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh