Chỉ số ALT là gì? Đây là câu hỏi nhiều người băn khoăn cần được giải đáp khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Vậy khi chỉ số ALT thay đổi cảnh báo vấn đề sức khỏe gì, bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin cụ thể.
1. Chỉ số ALT là gì?
Chỉ số ALT là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Aspartate Amino Transferase, đây là loại enzyme được các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều nhất ở các tế bào của gan và thận, ngoài ra còn có một lượng nhỏ tồn tại trong cơ bắp và cơ tim của con người.
2. Khi chỉ số ALT cao thường là dấu hiệu của bệnh gì?
Chỉ số ALT trong máu tăng cao thường là dấu hiệu cho thấy tế bào gan đã bị viêm bị tổn thương, đây là tình trạng chung của những bệnh lý về gan. Khi gan bị tổn thương dễ dẫn tới tình trạng men gan trong đó có ALT bị rò gỉ ra bên ngoài xâm nhập vào máu. Chính vì thế, khi cơ thể có chỉ số ALT trong máu cao đồng nghĩa với cơ thể bạn đã mắc những bệnh lý liên quan tới gan.
Tuy nhiên, vì ALT không chỉ xuất hiện ở mình gan mà còn có ở thận, cơ tim và cơ bắp cho nên khi chỉ số ALT trong máu cao hơn bình thường không phải luôn luôn là dấu hiệu của bệnh gan mà còn có những triệu chứng khác nữa.
Nếu lấy máu xét nghiệm khi vừa mới hoạt động mạnh xong cũng có thể cho kết quả men gan ALT tăng cao, tuy nhiên ở trường hợp này chỉ số ALT tăng và sẽ giảm khi nghỉ ngơi.
3. Phòng ngừa men gan ALT tăng cao bằng cách nào?
Để phòng ngừa men gan ALT tăng cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
3.1. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng khoa học
Bạn cần ăn uống đa dạng các thức ăn để bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Hạn chế ăn các thức ăn được chế biến sẵn vì chứa nhiều chất bảo quản, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như khả năng hoạt động của gan
Hạn chế sử dụng bia rượu, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ tránh gây gánh nặng cho gan.
Không hút thuốc lá vì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan và tăng thêm độc tính các thuốc có hại cho gan
3.2. Ngủ đủ giấc
Nếu muốn hạn chế mắc các bệnh về gan, tập cho mình thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ. Tốt nhất nên đi ngủ trước 23h vì ngủ sớm giúp máu trong cơ thể có đủ thời gian để trở về gan và giải độc cho gan
3.3. Uống đủ nước
Uống đủ lượng nước có lợi cho gan, bổ sung cho cơ thể từ 2 -2,5 lít nước mỗi ngày. Để đạt được hiệu quả giải độc cho gan, hãy uống nước làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml. Không những vậy, uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của tế bào gan giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể của gan trở nên hiệu quả hơn.
3.4. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Lười vận động có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan cũng như các bệnh nguy hiểm khác với cơ thể. Vì vậy, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường tuần hoàn máu, đốt cháy năng lượng dư thừa cho cơ thể, duy trì ổn định chức năng giải độc gan.
3.5. Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần 1 năm để tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị hiệu quả đặc biệt là các bệnh lý gan mật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh