Lợi ích của việc tiểu ngồi đối với đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt

Ở đàn ông, tuyến tiền liệt lớn dần theo tuổi tác. Do sự phì đại này, dòng nước tiểu giảm và nước tiểu có thể bị ứ lại trong bàng quang sau khi tiểu. Đàn ông có tuyến tiền liệt phì đại dễ mắc các biến chứng như viêm bàng quang hoặc sỏi bàng quang. “Một số bác sĩ khuyên các bệnh nhân này tiểu ở tư thế ngồi. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có các bằng chứng lâm sàng cho khuyến cáo này” theo Ype de Jong, đồng tác giả bài báo, sinh viên y khoa năm năm thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Leiden (LUMC).

Các sinh viên của LUMC và là đồng tác giả Ype de Jong, Hans Pinckaers và Robin ten Brinck đã nghiên cứu các bài báo khoa học về đề tài tiểu tiện và tư thế. Được hướng dẫn bởi nhà niệu học giáo sư  Lycklama à Nijeholt và nhà dịch tễ học Lycklama à Nijeholt, nhóm nghiên cứu đã chọn 11 bài báo dùng để phân tích thống kê.  Kết quả tìm được rất đáng ngạc nhiên: đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt nên tiểu ngồi. Lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang được giảm đồng thời dòng nước tiểu tăng và thời gian tiểu tiện giảm. Lời giải thích rất đơn giản: “ở tư thế đứng, các cơ khung xương chậu và chân được nới lỏng làm cho sự bài tiết nước tiểu giảm đi, De Jong cho biết.

Những vấn đề liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt có thể xảy ra ở đàn ông trung niên và có liên quan đến độ tuổi. Tuy nhiên người cao tuổi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. “Trong số đàn ông hơn 80 tuổi, hơn 90% gặp khó khăn trong tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt. Do tuổi tác, những người đàn ông này dễ ngã khi tiểu tiện ở tư thế đứng. Theo phản xạ, nỗi lo bị ngã gây ra sự co rút cơ xương chậu, làm cho bàng quang không sạch nước tiểu hoàn toàn.” 

Thuốc làm cho các cơ quanh bàng quang giãn ra có thể làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, De Jong và các đồng tác giả chỉ ra rằng ngồi trong khi tiểu tiện cũng có hiệu quả tương tự. “Tuy nhiên, chúng tôi không khuyên người bệnh dừng uống thuốc đã được chỉ định. Kết hợp uống thuốc với tiểu ngồi có thể đem lại kết quả lâm sàng tốt nhất”, theo De Jong.

Một kết quả quan trọng không kém khác của nghiên cứu này là tác động của tư thế lên sức khỏe nam giới. Hans Pinckaers cho biết: “hiện chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của tư thế đối với sức khỏe của nam giới. Điều này có nghĩa là trong nhóm này không có luận cứ y học nào để thay đổi tư thế tiểu tiện.” Robin ten Brinck bổ sung: “chúng tôi hiểu rằng chủ đề của nghiên cứu này đôi khi dẫn đến các tranh luận, đặc biệt ở các cặp vợ chồng. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể cung cấp các lập luận về cả vệ sinh và khoa học.”

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top