Với người bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể có quá ít insulin hoặc không thể sử dụng insulin hiệu quả để chuyển hóa đường.
Ngược lại, những người mắc đái tháo đường type 1 lại hầu như không thể tự sản sinh insulin. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người bệnh đái tháo đường type 1 có thể tự tiêu diệt các tế bào sản sinh insulin trong tuyến tụy.
Không có insulin, các tế bào sẽ không thể chuyển hóa đường thành năng lượng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường type 1 cần phải tiêm insulin hàng ngày.
Trong tất cả các ca bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 10% trường hợp mắc đái tháo đường type 1.
Nhiều người nghĩ rằng các yếu tố di truyền hoặc thừa cân, béo phì có thể làm tăng cao nguy cơ mắc đái tháo đường. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những người bệnh đái tháo đường type 2.
Với những người mắc đái tháo đường type 1, cân nặng không ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển bệnh. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường type 1 vẫn cần có chế độ ăn hợp lý để giữ ổn định đường huyết, giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm.
Khi mắc đái tháo đường type 1, cơ thể chỉ sản xuất được một ít hoặc hầu như không sản xuất được insulin. Insulin là một loại hormone cần thiết để chuyển hóa đường thành năng lượng. Chính vì vậy người bệnh cần tiêm insulin hàng ngày, sử dụng bút, ống tiêm hoặc bơm insulin.
Trên thực tế, đái tháo đường type 1 còn được gọi là bệnh đái tháo đường tuổi vị thành niên.
Dù vẫn chưa có phương pháp chữa trị tận gốc, người bệnh đái tháo đường type 1 nếu có biện pháp điều trị hợp lý vẫn có thể có cuộc sống ổn định. Người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để quản lý các triệu chứng bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh