Nguyên nhân gây sỏi thận là điều cần tìm hiểu để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Sỏi thận có nguồn gốc từ sự lắng đọng những chất có thể hòa tan trong nước tiểu, thêm vào đó còn có những yếu tố khiến chúng kết tinh lại với nhau để tạo thành sỏi. Vậy những vấn đề nào dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
1. Chế độ ăn nhiều muối – một nguyên nhân chính gây sỏi thận
Chế độ ăn nhiều muối có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh, trong đó có sỏi thận. Tiêu thụ nhiều muối làm tăng sự bài tiết canxi của thận. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên hạn chế tiêu thụ muối, giảm xuống mức 2.300 mg một ngày. Riêng với người bị huyết áp cao, 1.500 mg một ngày là mức sử dụng phù hợp.
Thịt gia cầm, gia súc là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, song ăn quá nhiều thịt lại có thể gây sỏi thận. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, những người ăn rau và cá thường xuyên có tỷ lệ mắc sỏi thận thấp hơn 30-50% so với những người mỗi ngày ăn khoảng 100 g thịt.
Quá thừa canxi có thể gây sỏi thận, song việc cắt giảm hẳn canxi trong các bữa ăn hàng ngày cũng có thể dẫn tới hình thành sỏi. Cho dù loại sỏi thận hay gặp nhất chính là sỏi canxi. Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng nhiều canxi hơn sẽ ít bị sỏi thận hơn những người có chế độ ăn ít canxi. Chế độ ăn mất cân bằng, không đủ canxi sẽ khiến canxi trong đường tiêu hóa liên kết với canxi trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận.
Chất oxalate là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thận. Các oxalate này liên kết với canxi trong ruột và được bài tiết qua đường tiết niệu. Khi lượng oxalate quá nhiều, chúng sẽ tích lại trong nước tiểu và hình thành sỏi thận. Một số loại rau có chứa rất nhiều oxalate như cải bó xôi, rau dền. Do đó, cần tránh ăn các loại rau này nếu không muốn có sỏi trong thận. Có thể thay chúng bằng những loại rau chứa ít oxalate như cải xoăn, súp lơ.
5. Cân nặng vượt quá mức “an toàn”
Những người bị thừa cân có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn hẳn so với những người có thân hình vừa phải, đó là kết quả của một nghiên cứu khoa học trên thế giới. Tình trạng béo phì, thừa cân khiến độ pH trong nước tiểu thay đổi, gây tích tụ axít uric. Đây được xem là nguyên nhân hình thành những viên sỏi trong thận.
Nhiều người có thói quen lạm dụng hoặc sử dụng sai cách với loại thuốc này (tự ý mua dùng, dùng không theo đúng chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đưa ra). Lâu nay, thậm chí không ít người lớn tuổi uống thuốc nhuận tràng hàng ngày như một cách phòng tránh và đẩy lùi chứng táo bón. Tuy nhiên, dùng quá nhiều thuốc này có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, gây mất cân bằng điện giải. Từ đó có thể dẫn tới hình thành sỏi thận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh