Những sai lầm thường gặp khi nói về suy thận

Bạn có thể nhận biết mình mắc suy thận

Bệnh suy thận thận được gọi là sát thủ thầm lặng vì triệu chứng của bệnh thường khó nhận biết. Bệnh nhân chỉ biết mình mắc bệnh khi bệnh thận đã chuyển nặng. Tuy nhiên nếu bạn có các triệu chứng sưng mắt cá chân, tay, khó thở, đi tiểu ra máu, mệt mỏi kéo dài, đau lưng dưới thì bạn nên đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm suy  thận.

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận

Theo Tiến sỹ Charlie Tomson - Bác sỹ chuyên khoa thận ở Bệnh viện Newcastle cho biết suy thận có thể do nhiều nguyên nhân như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ung thư tuyến tiền liệt, dùng một số loại thuốc, tuy nhiên, suy thận thường bắt nguồn từ hai căn nguyên chính sau: Viêm cầu thận cấp và tăng huyết áp (lâu ngày hoặc áp lực quá cao gây hư hại cầu thận). 

 

Bệnh thận không thể điều trị

Suy thận là một bệnh lý âm thầm nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời, phát hiện bệnh sớm có thể giúp ngăn ngừa suy thận nặng lên và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, tránh phải chạy thận hoặc ghép thận. 

Suy thận có mức 1, mức 2, mức 3, mức 4, mức 5. Mức 5 là suy thận ở giai đoạn cuối, mới tiến hành chạy thận nhân tạo. Lưu ý từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối có quá trình tiến triển phụ thuộc vào việc người bệnh có điều trị bảo tồn hay không. Nếu điều trị bảo tồn tốt thì diễn biến chậm.  

 

Nếu bị bệnh thận bạn cần phải lọc máu

Không phải tất cả những người được chẩn đoán bị suy thận đều phải lọc máu. Chỉ những bệnh nhân bị suy thận độ 5 mới phải tiến hành lọc máu hay chạy thận nhân tạo. Thông thường, thận của chúng ta lọc máu, loại bỏ các sản phẩm chất thải nguy hại và chất lỏng dư thừa và thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn bị suy thận, thận của bạn có thể không có khả năng để làm điều này một cách hiệu quả, và do đó, chạy thận có thể hỗ trợ quá trình này.

 

Chỉ có người già mới bị bệnh thận

Suy thận là một bệnh phổ biến liên quan đến quá trình lão hoá. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh suy thận đang dần trẻ hóa.

 

Có thể chữa suy thận

Dù với sự tiến bộ vượt bậc của y học trong nhiều lĩnh vực nhưng hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào giúp điều trị suy thận mạn khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không may đã bị suy thận mạn, đặc biệt khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, với chế độ theo dõi khắt khe, xử trí, sinh hoạt thích hợp, diễn tiến suy thận mạn có thể được làm chậm lại và có thể phòng ngừa được các biến chứng bất lợi trên các cơ quan và trên tiên lượng lâu dài của người bệnh. Khi suy thận độ 5, bệnh nhân chỉ có thể ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.

 

Nhiễm trùng nước tiểu gây suy thận

Nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và sinh sôi nảy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất cứ một phần nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản cho đến bàng quang và niệu đạo.  

Hậu quả của nhiễm trùng đường tiểu là có khả năng gây ra bệnh viêm bàng quang, thậm chí ở mức độ nặng hơn có thể gây ra bệnh viêm thận gây nhiễm trùng thận, nếu không được điều trị sớm bệnh có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, suy thận và nhiễm trùng huyết - nơi mà nhiễm trùng đi vào máu rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nhiễm khuẩn đường tiểu được điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ không bị tổn thương thận và không mắc các bệnh liên quan đến thận.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top