✴️ Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?

1. Sỏi bàng quang được hình thành như thế nào?

Sỏi bàng quang cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách

Sỏi bàng quang là các khoáng chất hình thành những khối đá nhỏ trong bàng quang. Sỏi bàng quang phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên tập trung, gây ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu. Tập trung, tù đọng nước tiểu thường là kết quả của phì đại tuyến tiền liệt, thiệt hại dây thần kinh hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn.

 

2. Các triệu chứng cảnh báo sỏi bàng quang

Hầu hết người bệnh đều ít thấy triệu chứng sỏi bàng quang, ngay cả khi sỏi lớn. Nhưng nếu sỏi kích thích bàng quang hoặc chèn dòng chảy của nước tiểu, dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển. Chúng bao gồm:

Đau bụng dưới.

Ở nam giới, đau hoặc khó chịu trong dương vật.

Đi tiểu đau.

Đi tiểu đau, tiểu ra máu là triệu chứng cảnh báo sỏi bàng quang

Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.

Tiểu khó hoặc bị gián đoạn dòng chảy của nước tiểu.

Tiểu tiện bất thường.

Máu trong nước tiểu.

Màu nước tiểu tối.

 

3. Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Sỏi bàng quang có thể chữa trị triệt để dễ dàng và nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì bị biến chứng thành bệnh viêm bàng quang cấp, viêm bàng quang mạn tính, rò bàng quang, teo bàng quang. Nước tiểu sẽ bị chảy vào tầng sinh môn hoặc chảy vào âm đạo, hiện tượng nước tiểu bị rỉ vào âm đạo hoặc hậu môn lâu ngày sẽ gây nhiễm khuẩn.

Ngoài ra sỏi bàng quang có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận và nhiễm khuẩn ngược dòng nguy hiểm đến tính mạng.

 

4. Điều trị sỏi bàng quang hiệu quả

Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi.

Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang.

Phòng bệnh sỏi bàng quang là việc làm cần thiết, vì nguyên nhân gây bệnh thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do vậy hằng ngày cần uống đủ nước( 1,5 lít/ngày) và tránh thói quen nhịn tiểu. Ngoài ra khi có biểu hiện của rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái buốt hay đái ra máu cuối bãi) nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả rất tốt cho người bệnh và bản thân bệnh nhân sẽ tránh được những biến chứng không đáng có do bệnh sỏi bàng quang gây ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top