Bệnh suy thận độ 2 là gì?
Suy thận độ 2 là giai đoạn chức năng lọc cầu thận giảm khoảng 40% so với mức độ bình thường, chỉ số creatine ở mức từ 130 đến 300 µmol/l. Khi bị suy thận độ 2, các triệu chứng có thể không còn mơ hồ như ở giai đoạn 1 nữa, nhưng cũng khó để tự phát hiện ra bệnh, cho đến khi làm các xét nghiệm chẩn đoán. Nếu khi phát hiện ra mình đang ở giai đoạn suy thận độ 2, việc kiểm soát tốt có thể giữ cho bệnh ở mức ổn định, thậm chí có thể giảm được chỉ số creatinine.
Người bệnh suy thận độ 2 cần lưu ý những gì?
Muốn điều trị hiệu quả suy thận độ 2, người bệnh cần tập trung điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân suy thận cần lưu ý một số vấn đề như:
Cần theo dõi chặt chẽ tình hình biến chuyển của bệnh, chú ý đến những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, hô hấp, nhịp tim, huyết áp, mạch và những thay đổi khác.
Kiểm soát huyết áp cao, có ý nghĩa quan trọng với việc trì hoãn tốc độ phát triển của bệnh suy thận mạn tính.
Bệnh nhân cần chú ý đến thời gian nghỉ ngơi, thông thường phải nằm nghỉ đối với giai đoạn tiểu ít, tiểu nhiều, giai đoạn phục hồi cần vận động hợp lý.
Chế độ ăn uống cần tiết chế tốt hạn chế nước, muối, kali, phốt-pho và lượng chất đạm, cung cấp nhiệt lượng vừa đủ để giảm sự phân hủy protein trong các mô. Những người không ăn được có thể bổ sung glucose, acid amin, nhũ tương chất béo, …qua đường tĩnh mạch.
Tăng cường vận động thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Phòng và chữa suy thận là chủ yếu phòng xuất huyết đường tiêu hóa, tránh đi tiểu quá nhiều và cổ trướng nhiều lần, phòng chống nhiễm trùng, cẩn thận khi dùng các loại thuốc gây độc cho thận như kanamycin, gentamicin. Phòng ngừa và điều trị các rối loạn điện giải, bệnh não do gan, huyết áp thấp và các nguyên nhân gây bệnh, các biến chứng khác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh