✴️ Suy thận là như thế nào? biện pháp điều trị thích kịp thời

Suy thận, nếu không có biện pháp điều trị thích kịp thời, sẽ phát triển nặng, đến giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể sẽ phải phẫu thuật thay thế thận. Vậy suy thận là như thế nào?

Suy thận xảy ra khi thận không còn khả năng để loại bỏ chất thải trong máu và cân bằng lượng nước, các chất khoáng trong cơ thể

 

Trả lời cho câu hỏi “suy thận là như thế nào”, theo nhận định của các bác sĩ suy thận, còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối, xảy ra khi thận không còn khả năng để loại bỏ chất thải trong máu và cân bằng lượng nước, các chất khoáng trong cơ thể. Suy thận có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ.

Người bệnh có thể mất tới 90% chức năng thận trước khi phát hiện bản thân bị suy thận. Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu của suy thận chỉ xuất hiện khi thận đã bắt đầu suy yếu.

 

Nguyên nhân gây suy thận

Các nguyên nhân gây suy thận bao gồm:

– Bệnh tiểu đường: thậm chí kể cả khi kiểm soát tốt bệnh tiểu đường vẫn có thể gây tổn thương thận.

– Viêm cầu thận: sưng hoặc viêm các đơn vị lọc cầu thận (nephron)

– Bệnh thận đa nang: một bệnh di truyền dẫn tới tình trạng hàng trăm nang hình thành trong thận.

– Bệnh thân do trào ngược: (Reflux nephropathy) là một tình trạng mà thận bị hư hại bởi dòng chảy ngược của nước tiểu vào trong thận.

– Thuốc – một số loại thuốc như lithium và cyclosporin có thể gây suy thận. Lạm dụng các chế phẩm giảm đau đã từng là một nguyên nhân phổ biến của tổn thương thận vĩnh viễn. Thuốc không steroid chống viêm (NSAID), dùng liều điều trị thông thường, đôi khi có thể gây suy thận cấp.

 

Bệnh thận mạn tính

Thông thường bệnh thận phát triển dần dần và chức năng thận xấu dần đi qua một số năm. Bệnh thận mạn tính xảy ra khi hơn 1/3 chức năng thận đã mất. Điều này có thể dẫn tới suy thận.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính là:

– Người mắc bệnh tiểu đường.

– Bị tăng huyết áp.

– Béo phì.

– Trên 60 tuổi.

– Có tiền sử gia đình mắc các bệnh về thận.

– Đã từng mắc các vấn đề về tim mạch như suy tim hoặc nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

– Hút thuốc.

Nguy cơ bệnh thận mạn tính tiến triển đến suy thận tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Nếu được phát hiện sớm, điều trị bằng thuốc men kết hợp với chế độ ăn uống và thay đổi lối sống, có thể kéo dài được thời gian sống cho người bệnh.

 

Bệnh suy thận cấp

Suy thận cấp xuất hiện khi chức năng thận (chủ yếu là chức năng lọc cầu thận) bị suy sụp nhanh chóng, xảy ra đột ngột ở bệnh nhân không có suy thận trước đó hoặc ở bệnh nhân đã mắc suy thận mạn. Suy thận cấp là tình trạng đe dọa tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Nhiều trường hợp suy thận cấp tính phải lọc máu trong thời gian chờ đợi thận hồi phục trở lại. Đôi khi việc điều trị là kiểm soát huyết áp và sinh hóa máu trong khi chờ đợi cho chức năng thận quay trở lại.

Suy thận cấp ít phổ biến hơn so với suy thận mạn.

 

Các triệu chứng của bệnh thận

Trong giai đoạn đầu của bệnh thận, người bệnh có thể không có triệu chứng. Trên thực tế một số người không có triệu chứng cho tới khi mất đi 90% chức năng thận. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh thận và điều trị kịp thời là chìa khóa để ngăn ngừa suy thận.

Do đó cần lưu ý các triệu chứng của bệnh thận có thể là:

– Mệt mỏi.

– Ăn mất ngon.

– Khó ngủ.

– Đau đầu.

– Thiếu tập trung.

– Khó thở.

– Buồn nôn và ói mửa.

– Thay đổi về lượng nước tiểu và số lần đi tiểu mỗi ngày.

– Màu sắc nước tiểu thay đổi.

– Sưng ở chân và mắt cá chân.

– Đau ở vùng thận.

Những triệu chứng này có thể gây ra bởi nhiều bệnh khác, nhưng với các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thận nên nhanh chóng đi kiểm tra.

 

Chẩn đoán và điều trị suy thận

Lọc máu là một trong những lựa chọn điều trị của người bị suy thận

 

Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để kiểm tra chức năng thận bao gồm:

– Xét nghiệm máu để thiết lập tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR).

– Xét nghiệm nước tiểu.

– Kiểm tra huyết áp.

– Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp X quang và kỹ thuật hình ảnh khác để thu được hình ảnh chi tiết của thận.

– Sinh thiết thận.

Các lựa chọn điều trị suy thận bao gồm:

– Lọc máu.

– Ghép thận.

Lọc máu hoặc phẫu thuật ghép thận được áp dụng khi chức năng thận chỉ còn khoảng 10%.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top