Ống thông tiểu thường có một túi nhựa để giữ nước tiểu. Túi giữ nước tiểu sẽ được đổ vào toilet mỗi khi túi đầy. Đặt ống thông tiểu ngắt quãng bao gồm việc đặt và tháo ống thông vài lần một ngày. Việc này sẽ loại bỏ được nhu cầu cần phải dùng ống thông tiểu liên tục.
Mặc dù lúc đầu, việc đặt ống thông tiểu nghe có vẻ rất đáng sợ, nhưng đặt ống thông tiểu ngắt quãng là một thủ thuật tương đối đơn giản. Đa số mọi người đều có thể tự đặt ống thông được cho mình. Kể cả trẻ nhỏ 7-8 tuổi cũng có thể học cách tự đặt ống thông cho mình. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe và không thể tự đặt ống thông cho mình, thì người thân hoặc y tá có thể sẽ giúp cho bạn.
Nếu bạn không thể tự làm rỗng bàng quang của mình được, thì việc đặt ống thông tiểu ngắt quãng là một biện pháp hiệu quả. Để nước tiểu ứ lại quá lâu trong bàng quàng sẽ có thể dẫn đến tình trạng căng bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu.
Đặt thông tiểu ngắt quãng có thể giúp bạn kiểm soát được những vấn đề trên và thậm chí có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu tiện không tự chủ ở một số người. Vì bạn sẽ tháo ống thông tiểu ra sau khi bàng quang đã rỗng, nên bạn có thể hoàn toàn thực hiện được những công việc khác hàng ngày.
Đặt ống thông tiểu liên tục, kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như:
Nguy cơ mắc phải những biến chứng này sẽ giảm đi khi đặt ống thông tiểu ngắt quãng. Một khi bạn học được cách tự đặt ống thông tiểu cho mình, thì bạn sẽ không tự làm đau bản thân trong quá trình đặt ống. Khi so sánh với việc đặt thông tiểu liên tục, bạn sẽ cảm nhận được chất lượng cuộc sống của mình được cải thiện rõ rệt.
Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên đặt thông tiểu ngắt quãng nếu bạn mắc phải một trong số các tình trạng sau:
Bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn đặt thông tiểu ngắt quãng nếu bạn bị tật nứt đốt sống, bị tổn thương cột sống hoặc mắc phải một số bệnh về thần kinh.
Đặt thông tiểu ngắt quãng có thể chỉ là tạm thời sau một số loại phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật tiền liệt tuyến, cơ quan sinh dục hoặc sau khi cắt bỏ tử cung qua bụng
Trong lần đầu, bác sỹ có thể sẽ đưa một ống thông vô trùng vào niệu đạo của bạn – phần nối giữa cơ quan sinh dục với bàng quang. Sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng đưa ống vào bàng quang. Việc này sẽ giúp nước tiểu theo ống chảy ra ngoài vào túi đựng ở bên ngoài. Khi dòng nước tiểu ngừng lại, bạn sẽ cần đưa nhẹ ống thông ra để xem có còn nước tiểu sót lại không. Một khi bàng quang của bạn đã rỗng hẳn, bạn có thể tháo ống thông ra.
Bác sỹ và nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn sử dụng ống thông tiểu đúng cách. Bạn nên báo cáo lại bất cứ phản ứng phụ hoặc khó khăn nào mà bạn gặp phải trong quá trình đặt ống thông với bác sỹ.
Phụ thuộc vào lý do sử dụng ống thông tiểu, bạn có thể sẽ cần phải đo lường và ghi lại lượng nước tiểu thu được. Các túi chứa nước tiểu phải được bảo quan đúng cách.
Với nam giới, sẽ mất một khoảng thời gian để học được cách đưa ống thống tiểu qua cơ thắt. Nữ giới có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm được niệu đạo. Tuy vậy, rất hiếm khi ống thông tiểu gây vỡ một đoạn niệu đạo hoặc gây chảy máu. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn cần được chăm sóc y tế ngay.
Bác sỹ sẽ là người giúp bạn đưa ra lời khuyên nên đặt ống thông tiểu bao nhiêu lần một ngày. Ống thông tiểu có rất nhiều loại, với nhiều kích cỡ khác nhau. Bạn có thể mua ống thông tiểu tại các nhà thuốc của bệnh viện. Bác sỹ có thể kê đơn cho bạn sử dụng ống thông tiểu mới, vô trùng hoặc dùng ống thông tiểu có thể dùng lại nhiều lần. Bạn có thể sẽ cần sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ, ví dụ như thuốc bôi trơn và dung dịch vệ sinh tay.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về việc sử dụng ống thông tiểu, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh